Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam đi đầu ASEAN về độ mở và độ gắn kết về kinh tế với thế giới

Ái Châu Tử - 12/06/2020 10:38 (GMT+7)

(VNF) – Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, ông Bùi Thanh Sơn, với việc phê chuẩn và trở thành một trong những nước đầu tiên triển khai CPTPP, ký kết và phê chuẩn EVFTA – EVIPA, thực thi đầy đủ các cam kết WTO và nhiều cam kết trong FTAs đã kí kết… Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế quốc tế, đi đầu trong ASEAN về độ mở và mức độ gắn kết về kinh tế với thế giới và khu vực.

VNF
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, ông Bùi Thanh Sơn

Ngày 8/6 vừa qua, Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)

Nhận định về sự kiện này, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, ông Bùi Thanh Sơn, cho rằng đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng.

“Việc Quốc hội nước ta phê chuẩn EVFTA và EVIPA, cùng với quyết định của Nghị viện châu Âu thông qua hai hiệp định ngay từ tháng 2/2020, đã khẳng định mạnh mẽ mong muốn, lợi ích và quyết tâm của hai bên tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa và tạo những đột phá mới nâng tầm quan hệ Việt Nam – EU sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, trong 30 năm qua, quan hệ giữa EU và Việt Nam không ngừng phát triển. Hợp tác chính trị giữa hai bên ngày càng được thắt chặt với những chuyến thăm cấp cao, cơ chế hợp tác song phương thường xuyên và hiệu quả. Hai bên cũng thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, đặc biệt là ký Hiệp định khung về việc Việt Nam tham gia các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU vào cuối năm 2019.

Hợp tác kinh tế là điểm sáng với việc EU trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba, nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất và một trong những nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN. Kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt mức 56,45 tỉ USD trong năm 2019, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng trưởng với tốc độ trung bình 16% trong hai thập kỷ qua.

Hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, pháp luật và tư pháp, năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước… cũng không ngừng được thúc đẩy, đạt nhiều kết quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.

EVFTA, EVIPA mang lại lợi ích cân bằng cho cả EU và Việt Nam

Phân tích về những cơ hội do EVFTA và EVIPA mang lại, ông Sơn cho biết 2 hiệp định sẽ đem lại lợi ích to lớn và cân bằng cho cả Việt Nam và EU.

Cụ thể, định EVFTA sẽ góp phần giúp Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, đa dạng hóa thị trường. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu tác động sâu sắc từ đại dịch Covid-19, đẩy nhanh những xu thế mới trong quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế, điều chỉnh chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, EVFTA sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU, thu hút đầu tư, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm... Những cam kết mở cửa thị trường sâu rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt trong những lĩnh vực tiềm năng như dệt may, da giày, nông thủy sản... Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU ước tính tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định.

Mặt khác, việc thực thi EVFTA với các tiêu chuẩn cao cũng sẽ là động lực tiếp tục thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thay đổi cơ cấu xuất khẩu, nhất là gia tăng hàm lượng công nghệ cho hàng hóa xuất khẩu, về lâu dài hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh, đổi mới và sáng tạo hơn.

Ngoài ra, EVFTA, với những cam kết về lao động và phát triển bền vững, được kỳ vọng sẽ góp phần giúp Việt Nam thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh và sạch, ngăn ngừa khai thác thủy sản bất hợp pháp, bảo vệ lợi ích chính đáng và chăm lo phúc lợi của người lao động...

Bên cạnh những mặt thuận lợi, ông Sơn cũng chỉ ra những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.

Cụ thể, việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ cho EU sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiệp định cũng tăng sức ép về năng lực thực thi cam kết của các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp do lộ trình thực thi các cam kết mở cửa thị trường ngắn hơn so với các FTA chúng ta đã triển khai trước đây, cùng với những quy tắc, thủ tục chặt chẽ liên quan đến các lĩnh vực “thế hệ mới” như sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, phát triển bền vững, lao động…

4 lưu ý cho Việt Nam

Bình luận về ý nghĩa của EVFTA, EVIPA trong việc triển khai “Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ông Sơn cho hay: với việc tham gia vào một loạt hiệp định lớn, Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế quốc tế, đi đầu trong ASEAN về độ mở và mức độ gắn kết về kinh tế với thế giới và khu vực.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế đang chứng kiến những biến động lớn do tác động của Covid-19, cục diện kinh tế - thương mại khu vực và toàn cầu chuyển dịch nhanh, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, cạnh tranh nước lớn gay gắt, ông Sơn cho rằng Việt Nam phải lưu ý 4 vấn đề.

Một là Chính phủ cần xây dựng lộ trình để chủ động triển khai và khai thác hiệu quả, tận dụng các lợi ích và cơ hội các thỏa thuận FTA, nhất là các FTA “thế hệ mới” như CPTPP, EVFTA, sắp tới là Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), các FTA của ASEAN và ASEAN với các đối tác...

“Cần nghiên cứu sâu và vận dụng các luật lệ, chuẩn mực chung và các chế tài để bảo vệ lợi ích đất nước trong bối cảnh tranh chấp kinh tế - thương mại, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. Trong tình hình hiện nay, việc triển khai hiệu quả các FTA cần đi đôi với tăng cường nội lực, xây dựng nền kinh tế tự chủ, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế”, ông Sơn nói.

Vấn đề thứ hai, theo ông Sơn, là cần nắm bắt kịp thời xu thế mới và đang được đẩy rất nhanh của chuyển đổi số và kinh tế số để tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

“Cần chủ động nghiên cứu để từng bước tham gia các khuôn khổ hợp tác và liên kết quốc tế về kinh tế số, tham gia các đàm phán về những vấn đề mới liên quan đến số trong quản trị kinh tế quốc tế trong các khuôn khổ WTO, các hiệp định nhiều bên, các đàm phán về nâng cấp các FTA…để kịp thời tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức từ quá trình chuyển đổi số, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với công nghệ số”, ông nói.

Thứ ba, ông Sơn cho rằng các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp cần nhạy bén tranh thủ xu thế chuyển dịch dòng vốn, chuyển dịch chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, làn sóng thương mại - đầu tư toàn cầu để thu hút đầu tư chất lượng cao.

Bên cạnh đó, cần sớm trao đổi với các thành viên EU để hoàn tất quá trình phê chuẩn và sớm đưa hiệp định EVIPA vào thực hiện, tạo động lực thu hút đầu tư chất lượng cao từ các nước EU vào những ngành đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế xanh và bền vững, cải thiện môi trường đầu tư, hướng tới các chuẩn mực quốc tế về bảo hộ đầu tư nước ngoài.

Vấn đề thứ tư là trong bối cảnh quá trình xây dựng cấu trúc mới ở khu vực và trên thế giới đang được đẩy nhanh hơn dự báo, chủ nghĩa đa phương đứng trước nhiều thách thức, Việt Nam cần tăng cường tham gia và đóng góp vào việc củng cố và phát triển hợp tác đa phương, hệ thống thương mại đa phương, xây dựng và thực thi luật pháp quốc tế và chuẩn mực chung, chủ động đóng góp thực chất vào định hình các cấu trúc mới ở châu Á – Thái Bình Dương.

“Việc trực tiếp tham gia, đóng góp vào hợp tác chung là cách hữu hiệu để bảo vệ lợi ích và nâng cao vị thế của đất nước”, ông Sơn nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục
Ukraine giáng ‘đòn đau đớn’ lên Nga

Ukraine giáng ‘đòn đau đớn’ lên Nga

(VNF) - Một thỏa thuận cho phép khí đốt tự nhiên của Nga chảy vào châu Âu thông qua Ukraine sẽ kết thúc vào năm nay, được xem là "đòn đau đớn" cho Moscow, vốn đang mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt, một chuyên gia năng lượng nói với Newsweek.

Giá USD tự do giảm mạnh, xuống dưới 25.000 đồng

Giá USD tự do giảm mạnh, xuống dưới 25.000 đồng

(VNF) - Giá USD trên thị trường tự do giảm mạnh, xuống dưới ngưỡng 25.000 đồng/USD ở chiều mua. Giá USD tự do đã "bốc hơi" gần 1.000 đồng so với mức giá đỉnh vào cuối tháng 6.

'Bão Yagi là lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng'

'Bão Yagi là lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng'

(VNF) - Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, bão số 3 (bão Yagi) chính là một lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng. Ông nói: "Cần phải xây dựng một chiến lược phát triển bền vững và ứng phó với thiên tai thay vì chỉ tập trung khai thác mà không có các biện pháp bảo vệ thích hợp".

Cách nào thiết lập các chốt chặn chống 'tẩy xanh'?

Cách nào thiết lập các chốt chặn chống 'tẩy xanh'?

(VNF) - Trong bối cảnh tài chính xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong các nền kinh tế, hiện tượng “tẩy xanh” (greenwashing) đang nổi lên như một rào cản đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.

'Check VAR' sao kê của MTTQ: Khoe ủng hộ 100 triệu, thực chất chỉ 10 nghìn?

'Check VAR' sao kê của MTTQ: Khoe ủng hộ 100 triệu, thực chất chỉ 10 nghìn?

(VNF) - Sau khi MTTQ công bố hơn 12.000 trang sao kê ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3, cộng đồng mạng "bóc mẽ" nhiều trường hợp người nổi tiếng trên mạng xã hội đăng hình khoe ủng hộ hàng chục, trăm triệu đồng nhưng thực tế là chiêu trò chỉnh sửa ảnh.

 Thiệt hại 1.200 tỷ do bão Yagi, TP.Hạ Long đề xuất các giải pháp hỗ trợ

Thiệt hại 1.200 tỷ do bão Yagi, TP.Hạ Long đề xuất các giải pháp hỗ trợ

(VNF) - Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, thành phố Hạ Long đã đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp sớm khắc phục kho khăn

Ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất cho vay cho khách hàng sau bão số 3

Ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất cho vay cho khách hàng sau bão số 3

(VNF) - VPBank giảm trực tiếp lãi suất cho vay cho tất cả các khách hàng cá nhân có khoản vay hiện hữu tại ngân hàng và có tài sản bảo đảm nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Công nhân Samsung Ấn Độ tiếp tục đình công quy mô lớn, gây gián đoạn sản xuất

Công nhân Samsung Ấn Độ tiếp tục đình công quy mô lớn, gây gián đoạn sản xuất

(VNF) - Khoảng 900 nhân viên, chiếm một nửa lực lượng lao động tại nhà máy Samsung ở Chennai, Ấn Độ, tiếp tục đình công sang ngày thứ 5. Cuộc đình công đang làm gián đoạn sản xuất tại đơn vị thiết bị tiêu dùng, chủ yếu sản xuất tivi, tủ lạnh và máy giặt.

Cầu Nguyễn Khoái 3.700 tỷ, chưa khởi công đã lo chậm tiến độ

Cầu Nguyễn Khoái 3.700 tỷ, chưa khởi công đã lo chậm tiến độ

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án cầu đường Nguyễn Khoái tại TP. HCM sẽ khởi công vào cuối năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027. Tuy nhiên tiến độ thực hiện dự án có nguy cơ bị chậm trễ nếu các đơn vị liên quan không tăng tốc triển khai.

Ngân hàng cấp tập tăng vốn, ứng phó rủi ro và nợ xấu tăng cao

Ngân hàng cấp tập tăng vốn, ứng phó rủi ro và nợ xấu tăng cao

(VNF) - Rủi ro nợ xấu có xu hướng gia tăng trong nửa cuối năm 2024. Các ngân hàng đang đẩy mạnh tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn.