'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tự chủ được đánh giá là xu thế tất yếu để thúc đẩy phát triển giáo dục đại học. Đến nay, các trường đại học đã có bước chuẩn bị nền tảng để tiến tới thực hiện tự chủ theo lộ trình. Thực tế cho thấy, bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai trên thực thế vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Về vấn đề này, VietnamFinance đã có cuộc trò chuyện với ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Ông có thể chỉ ra thành công và tác động tích cực nhất của cơ chế tự chủ đại học trong thời gian qua là gì?
Ông Hoàng Minh Sơn: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Nghị định 99/2019 là các cơ sở pháp lý quan trọng cho thực hiện tự chủ đại học; mở ra cơ hội lớn để các cơ sở giáo dục đại học phát huy hết tiềm năng.
Từ khảo sát, đánh giá của các hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường, tự chủ đại học tác động tích cực nhất trên lĩnh vực tuyển sinh và đào tạo, tức là tác động mạnh nhất đến chuyên môn và học thuật, sau đó là các lĩnh vực khoa học công nghệ, tổ chức và phát triển đội ngũ nhân lực.
Có thể nói, tự chủ đại học tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh; thúc đẩy các trường đầu tư vào điều kiện bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo để cạnh tranh trong tuyển sinh, thu hút sinh viên giỏi, hướng tới thực chất và phát triển bền vững.
Thành công lớn nhất của tự chủ đại học là thay đổi tư duy, nhận thức, hành động, nhất là việc quản trị đại học đã có thay đổi từ cách thức quản lý nhà nước tới quản trị nhà trường, phân bổ nguồn lực, phát huy nguồn lực, cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo tới người học.
Đây là những thay đổi rất quan trọng tạo điều kiện để các trường thụ hưởng nguồn lực tốt hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh tốt hơn trong hệ thống. Quan trọng nhất, các trường cung cấp chất lượng giáo dục tốt hơn cho người học cũng như cung cấp những sản phẩm, kết quả nghiên cứu phục vụ cộng đồng.
- Nhưng quá trình nào cũng có hai mặt, với tự chủ giáo dục đại học, việc này chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn?
Đúng vậy, hiện nay việc thực hiện tự chủ đại học đang gặp một số vướng mắc nhất định. Trước tiên, việc triển khai những điều kiện tự chủ theo Luật Giáo dục đại học ở các cơ sở giáo dục đại học còn chậm trễ như thành lập hội đồng trường, kiện toàn bộ máy lãnh đạo quản lý, kiểm định cơ sở giáo dục đại học, xây dựng văn bản quy chế nội bộ để thực hiện quy định của Luật Giáo dục đại học.
Vướng mắc này một phần do nhận thức và năng lực quản trị đại học, phần khác do thiếu sự quan tâm của các cơ quan quản lý trực tiếp trong việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện theo đúng quy định.
Thứ hai, các cơ sở giáo dục đaị học khi thực hiện tự chủ sẽ gặp những khó khăn do thiếu thốn cơ sở vật chất, yếu về tài chính, năng lực. Cơ cấu về kinh phí, tài chính của các trường phụ thuộc lớn vào nguồn thu học phí; ít nguồn khai thác khác về hoạt động khoa học công nghệ, dịch vụ.
Trong khi đó, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học tính trên GDP là rất thấp, chỉ đạt 0,25% - 0,27%, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là 0,6% - 1%. Điều này càng gây khó khăn cho các trường trong việc tự chủ, nhất là trong việc đào tạo nhân lực có trình độ cao.
Kinh phí chi thường xuyên cho các trường đại học bị cắt giảm hàng năm theo lộ trình càng gây khó khăn cho các trường trong việc phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao cũng như thúc đẩy nghiên cứu phục vụ cộng đồng.
- Có quan điểm cho rằng tự chủ đại học đồng nghĩa với việc sẽ bị cắt toàn bộ đầu tư nhà nước?
Tôi khẳng định quan điểm này là không đúng. Mục tiêu của tự chủ đại học là phát huy nội lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống và từng đơn vị trong trường tới đội ngũ giảng viên để thu hút các nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo.
Khi các cơ sở giáo dục đại học sử dụng nguồn lực của nhà nước hay xã hội tốt hơn, hiệu quả hơn chính là nhà nước cần đầu tư nhiều hơn. Câu chuyện ở đây không phải là các trường xin hỗ trợ từ ngân sách mà cần coi các cơ sở giáo dục đại học là địa chỉ tốt nhất, cần nhất để nhà nước và người học lựa chọn đầu tư.
Đầu tư cho giáo dục đại học mang lại lợi ích rất lớn cho trước mắt và lâu dài, cho sự phát triển bền vững của đất nước. Quan điểm này khác hẳn với tư duy, nhận thức cho rằng nơi nào cần hỗ trợ mới cấp ngân sách; trường nào thực hiện tốt tự chủ, có khả năng bảo đảm hoặc bảo đảm một phần kinh phí thường xuyên sẽ không cấp ngân sách.
Chúng tôi khẳng định, điều này là không đúng. Luật Giáo dục đại học năm 2018 cũng quy định rất rõ, nhà nước chỉ thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách chứ không phải nhà nước giảm vai trò cấp ngân sách, đầu tư vào các trường đại học. Chỉ tiếc rằng, việc chuyển từ cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo sang cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho người học theo quy định trong Luật Giáo dục đại học thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Đến nay, việc thực hiện đạt hiệu quả chỉ có lĩnh vực đào tạo giáo viên, nhà nước có đặt hàng, có giao nhiệm vụ để các trường triển khai. Tuy nhiên, với nhiều ngành đào tạo khác, đào tạo sau đại học rất ít, trừ việc đào tạo nguồn giảng viên cho các trường theo đề án. Đây có lẽ là vướng mắc lớn nhất trong tự chủ đại học.
- Từ phía người học, có ý kiến cho rằng tự chủ đại học thực chất là tăng học phí. Thực tế cho thấy từ đầu năm đến giờ đã có hàng chục trường tăng học phí và cũng có ý kiến cho rằng việc tăng học phí sẽ dẫn đến sự không công bằng trong xã hội và tước đi cơ hội đi học của các học sinh nghèo. Ông nghĩ sao?
Tôi cho rằng chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này theo hướng thực chất. Hiện nay tổng chi cho một sinh viên đại học của nước ta đang rất thấp so với thế giới, kể cả đang tính theo tỷ lệ GDP chứ không tính theo mức độ tuyệt đối. Thậm chí, ngay cả những trường quốc tế tại Việt Nam cũng đang có mức học phí đắt gấp hàng chục lần.
Như vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì phải tăng suất đầu tư, kinh phí trên đầu sinh viên. Chỉ có như vậy mới có thể mở rộng cơ sở vật chất, thu hút đột ngũ giảng viên giỏi, nâng chất đào tạo cho sinh viên.
Với vấn đề kinh phí, tôi cũng muốn nói thêm rằng, kinh phí tự chủ của các trường đại học sẽ gồm kinh phí từ nhà nước, kinh phí tự thu và đóng góp doanh nghiệp nhưng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp còn nhỏ nên việc tăng học phí để cải thiện chất lượng dạy và học trở thành vấn đề bắt buộc. Nếu không tăng thì không thể có điều kiện để cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Hiện nay, có những trường đại học trên thế giới, mức học phí đã đắt đỏ gấp hàng chục lần tại Việt Nam. Vậy hiện nay, nếu tiếp tục giữ mức học phí như vậy thì chúng ta có cạnh tranh được không? Ngoài ra, việc tăng học phí cũng là cách để các trường đại học có kinh phí hỗ trợ các học sinh nghèo học giỏi. Do đó, lập luận tăng học phí sẽ tước đi cơ hội của học sinh nghèo hay tạo ra sự không công bằng trong xã hội là không đúng.
Cùng với đó, thực tế cho thấy nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ người học bằng cách nâng mức tín dụng cho vay với sinh viên, dù phạm vi đối tượng lại chưa được mở rộng đáng kể nhưng chí ít chính sách này giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể được đi học mà không cần quá lo lắng về tiền học. Đó cũng đã là công bằng xã hội.
- Vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề xuất kiến nghị gì để tự chủ đại học thực hiện thành công trong thời gian tới?
Các cơ sở giáo dục đại học rất cần nhà nước tiếp tục đầu tư công thông qua các chương trình, dự án để bảo đảm nguồn lực phát triển bền vững. Chúng tôi đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp, nhất là Bộ Tài chính có lộ trình từng bước nâng cao tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học để thời gian tới bằng mức trung bình trong khu vực.
Cùng với đó, chúng ta cần đổi mới cơ chế phân bổ tài chính, ngân sách nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII “về viếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” và Luật Giáo dục đại học để việc đầu tư trúng và đúng vào những nơi hiệu quả nhất, phân bổ và đầu tư theo cơ chế cạnh tranh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.