'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hộ chiếu (passport) là một loại giấy tờ quan trọng do một Chính phủ cấp cho công dân nước mình như một Giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài.
Tại Việt Nam, có 3 loại Hộ chiếu bao gồm: Hộ chiếu Công vụ (Official Passport) được cấp cho các quan chức Chính phủ đi nước ngoài do công vụ của Nhà nước; Hộ chiếu Ngoại giao (Diplomatic Passport) được cấp cho các quan chức ngoại giao của Chính phủ đi nước ngoài công tác; và Hộ chiếu Phổ thông (Popular Passport) được cấp cho mọi công dân Việt nam, có Hộ khẩu và Chứng minh nhân dân, có đầy đủ quyền công dân.
Hộ chiếu Phổ thông có giá trị trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm Hộ chiếu này khi nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế phải qua các lối đi thông thường và có thể được miễn Visa nhập cảnh theo quy định của các nước đến. Người du học hoặc xuất cảnh định cư cũng sử dụng Hộ chiếu phổ thông.
Đối với việc làm Hộ chiếu Phổ thông, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết dưới đây:
Mọi công dân Việt Nam không phân biệt tôn giáo, dân tộc, độ tuổi đều có quyền được cấp Hộ chiếu Phổ thông. Công dân Việt Nam chưa được cấp Hộ chiếu để xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007, cụ thể: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm; Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự; nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế; đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. Hoặc vì một số lý do khác như: Lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan; bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; Có hành vi vi phạm về hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ,…
Tờ khai mẫu: Mẫu đơn xin cấp Hộ chiếu không phải xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nếu người xin cấp Hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Mẫu tờ khai bạn đọc có thể tham khảo tại đây!
Riêng đối với trường hợp có trẻ em dưới 14 tuổi đi kèm thì tờ khai xin cấp Hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của từng người.
Trường hợp đề nghị cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi chung Hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3x4 cm; trường hợp đề nghị cấp riêng Hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp Hộ chiếu như trên (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x6 cm.
Trường hợp trẻ dưới 14 tuổi không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.
Ảnh làm Hộ chiếu: Cần chuẩn bị 4 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, chụp lộ tai, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
Nơi nộp hồ sơ xin cấp Hộ chiếu phổ thông: Phòng xuất nhập cảnh công an tỉnh thành phố nếu trường hợp cấp Hộ chiếu lần đầu hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh trong trường hợp cấp lại Hộ chiếu.
Về cách nộp hồ sơ, có thể nộp theo các cách sau đây:
Trực tiếp nộp hồ sơ: Tờ khai có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Khi nộp hồ sơ làm Hộ chiếu người xin cấp Hộ chiếu phải xuất trình CMND bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ ràng, không ép dẻo.
Riêng đối với trường hợp tạm trú, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại Thông tư số 52/2010/TT-BCA, ngày 30/11/2010 của Bộ Công an.
Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ: Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi Hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác có công văn gửi cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi Hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, CMND còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.
Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Nhận Hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố công an tỉnh, thành phố nơi người xin cấp Hộ chiếu có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Thời gian hoàn thành việc xin cấp Hộ chiếu không quá 14 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định. Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Theo đó, lệ phí cấp Hộ chiếu Phổ thông đối với công dân Việt Nam ở trong nước là 200.000 đồng/quyển.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.