Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Những ngày qua là những ngày thảm họa với người dân Hà Tĩnh, đặc biệt là với hàng ngàn hộ dân tại huyện Hương Khê khi nước lũ đã nhấn chìm nhiều xã, trong đó nhiều xã bị ngập nặng từ 2-3 m, thậm chí bị cô lập hoàn toàn.
Theo ông Lê Ngọc Huấn – Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, việc nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ trong buổi tối mà không báo trước kịp thời với lưu lượng xả lưu cao đã khiến nước lên nhanh, nhiều người dân không kịp di dời tài sản, không chỉ gây thiệt hại rất lớn về vật chất mà còn làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cũng cho rằng, việc thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ là nguyên nhân quan trọng khiến người dân không kịp trở tay trong lũ.
Nhà máy thủy điện Hố Hô chỉ là một nhà máy thủy điện nhỏ với công suất 14 MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3. Năm 2015, nhà máy này chỉ tạo ra sản lượng điện khoảng 25,5 triệu kWh và đem về doanh thu khoảng 41 tỷ đồng.
Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2016, Nhà máy thủy điện Hố Hô đạt sản lượng điện 12 kWh, doanh thu 31 tỷ đồng và chỉ đóng góp cho ngân sách tỉnh Hà Tĩnh khoảng 1,4 tỷ đồng tiền thuế môi trường rừng và tài nguyên nước, còn lại khoảng 4,2 tỷ đồng thuế VAT được đóng cho tỉnh Quảng Bình (công trình thủy điện này nằm trên cả 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình).
Doanh thu vài chục tỷ đồng một năm, đóng thuế vài tỷ đồng một năm, sản lượng điện không đóng góp là bao nhiêu nhưng từ lâu Nhà máy thủy điện Hố Hô đã được coi như là "quả bom nước" trên đầu hơn nửa vạn dân.
Vào đầu tháng 10/2010, sự cố tràn đập thủy điện Hố Hô đã khiến cho hàng chục nghìn người dân Hà Tĩnh "đứng ngồi không yên" vì nỗi lo vỡ đập. Hàng trăm hộ dân sống trong lòng hồ thuộc xã Hương Lâm, Hương Liên thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã bị ngập chìm trong nước, vật chất thiệt hại nặng nề, nhưng đau thương hơn là đã có 2 người chết.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà máy không thể xả lũ trong thời điểm đó, theo lý giải của lãnh đạo nhà máy, là do… mất điện.
Đáng trách hơn nữa là sau đó khoảng gần 2 tuần, trong một đợt kiểm tra đột xuất của đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh do lo ngại sự an toàn của công trình thủy điện Hố Hô khi thượng nguồn đang có mưa lớn, đoàn công tác đã phát hiện ra không có ai trong nhà máy trực tại đập dù nguy cơ lũ đang cận kề.
Nhưng không chỉ có thế, từ khi công trình thủy điện Hố Hô xuất hiện, dòng chảy của sông Ngàn Sâu thay đổi hoàn toàn, mùa nắng thì cạn trơ đáy, còn mùa mưa thì dồn dập xả lũ. Nhiều chục ha đất canh tác đã bị vùi lấp, nhiều hộ dân mất đất sản xuất, bờ sông phía hạ lưu cũng liên tục sạt lở.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, một lượng lớn nước xả của Nhà máy thủy điện Hố Hô trong vụ lũ lụt kinh hoàng vừa qua tại Hà Tĩnh là "thông qua" hồ thủy điện Hố Hô chứ không phải do bản thân hồ này tích nhiều nước rồi xả, bởi dung tích chứa của hồ là rất nhỏ, chỉ có 6 triệu m3.
Vì vậy, việc Thủy điện Hố Hô xả lũ chỉ có tác động "cộng hưởng" với mưa lũ kỷ lục tại Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung chứ không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt bi thương như hiện nay. Tất nhiên, tác động của sự cộng hưởng này không phải là nhỏ.
Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, ai cũng biết, là do tình trạng phá rừng mà "công lớn" thuộc về cả thủy điện lớn lẫn thủy điện vừa và nhỏ.
Thủy điện Hố Hô chỉ là một trong số khoảng gần 1.000 công trình thủy điện nhỏ, phần nhiều trong số này do địa phương cấp phép và nằm ngoài "tầm với" của Bộ Công Thương – cơ quan trung ương đầu mối quản lý hoạt động thủy điện.
Các thủy điện nhỏ đa phần là hoạt động trong phạm vi có mật độ dân cư cao hơn nhiều so với các thủy điện lớn và vừa, vì vậy thường ảnh hưởng rất trực tiếp đến người dân và dễ dàng nhận diện một cách trực quan. Điều này gây ra 2 vấn đề.
Thứ nhất, bản thân các nhà máy thủy điện nhỏ đã mang trong mình công suất nhỏ (dưới 30MW), doanh thu hàng năm cũng chỉ vài chục tỷ đồng, chỉ một số ít có doanh thu trên trăm tỷ một năm, nộp thuế loanh quanh chỉ khoảng chục tỷ đồng một năm, thậm chí thấp hơn nhiều, sản lượng điện không đóng góp là bao nhưng lại đặt hàng nghìn, thậm chí hàng vạn người dân vào nguy cơ lớn.
Như đã nói, các nhà máy thủy điện nhỏ thường hoạt động trong phạm vi có mật độ dân cư cao hơn nhiều so với các nhà máy thủy điện lớn và vừa, nên trong rất nhiều trường hợp, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn người dân bị đặt dưới "quả bom nước" khổng lồ với phạm vi rất gần.
Hơn nữa, cuộc sống hàng ngày của hàng nghìn, hàng vạn người dân này cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi lưu lượng nước thất thường, hạn hán, lũ lụt, sạt lở…
Tất nhiên không thể đong đếm được những nguy hại của thủy điện nhỏ (khi chưa xảy ra thảm họa) bằng tiền để so với lợi ích mà nó đem lại, nhưng nhìn chung, không đáng để đánh đổi cuộc sống người dân với vài chục kWh điện, vài chục tỷ doanh thu một năm.
Thứ hai, bởi vì ảnh hưởng của các nhà máy thủy điện nhỏ đến người dân là rất trực quan nên trong nhiều trường hợp khách quan, nhiều nhà máy thủy điện phải chịu phần nào "oan ức".
Các nhà máy thủy điện nhỏ tất nhiên có hồ chứa nhỏ, thậm chí là không có hồ chứa mà chỉ chạy bằng lưu lượng nước cơ bản hỗ trợ bằng đập dâng, vì vậy mà các nhà máy này không có chức năng điều tiết lũ.
Những trường hợp mưa không quá lớn hoặc lũ nhỏ, trách nhiệm xả lũ và lưu lượng xả lũ coi như được đặt cả vào vai các nhà máy thủy điện nhỏ, bởi dung tích hồ chứa là phù hợp với lưu lượng nước tiếp nhận.
Tuy nhiên, những trường hợp mưa rất lớn, lũ lớn về như trường hợp của Hà Tĩnh gần đây là vượt xa sức chịu đựng của đập và hồ chứa, buộc nhà máy thủy điện phải xả lũ với lưu lượng lớn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, lưu lượng xả lũ này phần lớn không do bản thân nhà máy quyết định bởi dung lượng hồ chứa quá nhỏ (thậm chí các nhà máy này còn không có chức năng điều tiết lũ), nhưng các nhà máy này lại phải "chịu tiếng" là xả lũ với lưu lượng cao gây ngập lụt cho người dân, trong khi bản chất không phải vậy.
Bởi kể cả nếu hồ chứa có biến thành hồ điều tiết lũ ngay từ đầu thì với dung tích quá nhỏ, nhà máy vẫn phải xả lũ xuống với lưu lượng cao nếu gặp tình trạng mưa lớn như vừa qua.
Tác động của việc xả lũ của các nhà máy thủy điện nhỏ trong trường hợp này phần lớn mang tính cộng hưởng với mưa, lũ lớn, chứ không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lũ lụt tồi tệ.
Vậy trong trường hợp này thì ai đong đếm được thiệt hại do bản thân nhà máy thủy điện gây ra? Thiệt hại do lỗi của thủy điện nhỏ là bao nhiêu? Thiệt hại do lỗi của đối tượng khác, trong đó có thể có cả các nhà máy thủy điện lớn là bao nhiêu? Bởi nhà máy thủy điện lớn mới phá rừng nhiều, là nguyên nhân cốt lõi gây ra lũ lụt.
Tựu trung lại, thủy điện nhỏ như Hố Hô không đem lại nhiều lợi ích kinh tế và cũng không đóng góp bao nhiêu sản lượng điện nhưng bản thân lại phải "ôm hết" tiếng xấu mỗi khi lũ lớn về, tuy vậy, thiệt hại mà Hố Hô gây ra cũng không hề nhỏ và có tác động cộng hưởng. Quan trọng hơn nữa là thủy điện nhỏ đặt người dân vào nguy cơ dưới "bom nước" cận kề và ảnh hưởng tiêu cực một cách rất trực tiếp đến đông đảo đời sống người dân.
Vì vậy, cần xét lại một cách nghiêm túc về việc liệu các nhà máy thủy điện nhỏ kiểu này có thực sự cần thiết hay không. Nếu không thực sự cần thiết thì trước hết nên dừng cấp thêm dự án mới, thậm chí là phá bỏ những dự án thủy điện nhỏ không phù hợp đang tồn tại hiện nay.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.