Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho hay điện mặt trời không nằm trong danh mục hạn chế cho vay, thậm chí đang được khuyến khích vì cả nước đang thiếu điện. Chính vì vậy, NHNN không yêu cầu các ngân hàng thương mại phải báo cáo, nên chưa có con số thống kê về tổng dư nợ mà các ngân hàng cho vay điện mặt trời. Theo nhận định ban đầu, dư nợ cho vay điện mặt trời không quá lớn.
Trên thực tế, không giống BOT hay bất động sản, tín dụng dành cho năng lượng tái tạo (còn gọi là tín dụng xanh) được NHNN khuyến khích đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt vào các dự án điện mặt trời dẫn tới quá tải lưới điện thời gian qua đang gây lo ngại. Một số nhà đầu tư cho biết họ đã bị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu giảm công suất, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, phương án tài chính của dự án, nhất là khi đa phần dự án phụ thuộc tới 70% vốn vay ngân hàng.
Nhìn vào con số cam kết cho vay các dự án điện mặt trời của VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank, SHB, HDBank, OCB… có thể thấy, dư nợ mà các ngân hàng cho vay lĩnh vực này chưa bằng cho vay BOT, song cũng đã lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Chưa kể, một số ngân hàng còn tài trợ các dự án điện mặt trời thông qua mua lại trái phiếu do chính doanh nghiệp đầu tư phát hành, nên con số thực có thể còn cao hơn nữa.
TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cảnh báo các ngân hàng cần nhớ bài học về tín dụng BOT để cảnh giác cho vay các dự án điện mặt trời, bởi thời gian cho vay các dự án này thường dài hạn và khó kiểm soát hết rủi ro.
Thực tế, thời gian qua, hàng loạt dự án BOT đã “vỡ” phương án tài chính vì thu phí không đạt dự kiến và bắt đầu xuất hiện nợ xấu. Các dự án điện mặt trời nếu bị giảm công suất hoặc điều chỉnh giá bán cũng sẽ rơi vào rủi ro tương tự. Tình hình còn đáng lo hơn với một số dự án điện mặt trời không nằm trong quy hoạch (chỉ dự án trong quy hoạch mới được nhà nước chấp nhận cho EVN mua điện), đồng nghĩa với đầu ra rất bấp bênh.
Theo lãnh đạo các ngân hàng thương mại, cùng là khoản vay trung dài hạn, song nếu so sánh với BOT, cho vay các dự án điện mặt trời ít rủi ro hơn nhiều. Trước hết, năng lượng mặt trời nằm trong chủ trương khuyến khích của Chính phủ. Ngân hàng chỉ cho vay những dự án mà chủ đầu tư có hợp đồng đấu nối vào lưới điện quốc gia. Hơn nữa, các ngân hàng cũng giải ngân theo giai đoạn và yêu cầu chủ đầu tư có vốn đối ứng, chứ không giải ngân ồ ạt.
“Từ bài học BOT, chúng tôi chỉ cho vay các dự án điện mặt trời có hồ sơ pháp lý rõ ràng, chủ đầu tư có vốn đối ứng tối thiểu 30%, nằm trong quy hoạch địa phương, thi công đạt tiến độ và có hợp đồng bán điện với EVN”, Phó tổng giám đốc một ngân hàng TMCP nhà nước cho biết.
Trong khi đó, trả lời chất vấn của cổ đông về rủi ro cho vay các dự án điện mặt trời, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB cho rằng, điều này không đáng ngại, vì ngân hàng đã thẩm định kỹ về tính khả thi.
Theo lãnh đạo các nhà băng, rủi ro lớn nhất khi cho vay các dự án điện mặt trời là dự án không nằm trong quy hoạch, không có hợp đồng đấu nối vào lưới điện quốc gia, chủ đầu tư mỏng vốn tay không bắt giặc, không thực hiện dự án đúng tiến độ… Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng cho vay đều yêu cầu chặt chẽ về những điều kiện trên, nên nếu thẩm định kỹ, rủi ro hoàn toàn có thể tránh được.
Liên quan đến việc các dự án phải giảm công suất vì lưới điện bị quá tải, dẫn đến khả năng trả nợ của chủ đầu tư bị ảnh hưởng, nhiều ngân hàng cho rằng, tình trạng này chỉ mang tính tạm thời do các dự án chạy đua đóng điện trước ngày 30/6 để hưởng giá bán cao. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và EVN cũng đã cam kết sẽ khẩn trương đẩy mạnh đầu tư các dự án đường dây, giải tỏa hết công suất cho các nhà đầu tư.
Dù ngân hàng thương mại và NHNN đều cho rằng, rủi ro với tín dụng điện mặt trời là không lớn, song nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, cần đa dạng hơn nữa nguồn vốn đầu tư vào điện mặt trời, không nên phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng như hiện nay.
Chỉ cho vay với các dự án nằm trong quy hoạch. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Thời gian qua, các ngân hàng khi cho vay dự án điện mặt trời cũng rất thận trọng, yêu cầu chủ đầu tư phải có vốn đối ứng, có hợp đồng đấu nối lưới điện. Nước ta đang thiếu điện, nên NHNN không siết chặt cho vay điện mặt trời. Dù vậy, chúng tôi cũng khuyến cáo các ngân hàng khi cho vay phải thẩm định kỹ càng, đặc biệt là chỉ cho vay các dự án nằm trong quy hoạch. NHNN sẽ tiếp tục theo dõi tín dụng trong lĩnh vực này và sẽ có giải pháp nếu xuất hiện những rủi ro lớn”. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.