Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, báo cáo địa chất thủy văn, địa chất công trình được Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản quốc gia phê chuẩn tại Quyết định 153/QĐHĐ ngày 12/4/1985 về "phê chuẩn báo cáo địa chất kết quả thăm dò tỉ mỉ mỏ sắt Thạch Khê – Nghệ Tĩnh" đã kết luận xung quanh mỏ ba phía được bao bọc bằng những khối nước mặt lớn. Ở phía đông nam mỏ và phía tây, nước dưới đất có quan hệ thủy lực với nước biển và nước sông; giữa các đơn vị nước tại một số chỗ có quan hệ thủy lực với nhau.
Báo cáo cũng dự tính được lượng nước chảy vào moong khai thác khi mỏ khai thác lộ thiên đến -400m là 1.759.550m3/ng (nước mưa) và 1.412.249m3/ng (nước dưới đất), tổng cộng gần 3,2 triệu m3/ng.
Theo đánh giá của Th.S Lưu Văn Thực (Viện Khoa học công nghệ mỏ - TKV) và PGS.TS Hồ Sĩ Giao (Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam), điều kiện địa chất thủy văn của mỏ sắt Thạch Khê rất phức tạp, gây khó khăn cho quá trình hoạt động khai thác. Cụ thể, khi đáy mỏ xuống tới độ sâu -195m thì biên giới khai trường phía đông bắc cách mép nước biển 500m. Sông Thạch Đồng chảy qua phía tây mỏ, các vùng đá vỡ vụn rộng lớn có hệ số thấm nước cao, vài tầng chứa nước và tổ hợp chứa nước có liên kết thủy lực với nhau.
Đây là thông tin chính xác và khi khai thác sẽ xảy ra nguy hiểm. Đặc biệt nghiêm trọng là "mỏ có lưu lượng nước chảy vào lớn nhất ở Việt Nam, như là một dòng sông".
Thuyết minh tập II, báo cáo thăm dò tỉ mỉ mỏ sắt Thạch Khê, Nghệ Tĩnh – Liên đoàn địa chất 4 nêu rõ: các lớp đất phủ cũng như các loại đá vây quanh thân quặng có mức độ ổn định thấp. Thân quặng manhetit bị phân cắt bởi đứt gãy kiến tạo và nứt nẻ nhiều.
Khu mỏ thuộc vùng có hoạt động động đất khá mạnh, đến cấp 8. Cấu trúc địa tầng lớp dưới gồm đá quặng phức tạp, xen kẽ có thể hình thành các hang caster chứa nước.
Báo cáo cũng nhấn mạnh mức độ nghiên cứu địa chất thủy văn – địa chất công trình ở độ sâu dưới -145m mỏ sắt chưa đủ tin cậy để thiết kế khai thác; chưa xác định được số lượng và các vị trí cụ thể của hàng caster và giải pháp xử lý khi khai thác giai đoạn 2 (từ mức -145m đến -550m). Mặt khác, trong khu vực đã từng xảy ra động đất (6 độ richter). Nếu có hang caster, việc khai thác trong hồ chứa nước có độ sâu từ 100m – 550m sẽ tạo ra động đất kích thích hết sức nguy hiểm, mất an toàn.
Như vậy trong điều kiện tự nhiên, nếu mở moong khai thác thì lượng nước chảy vào mỏ sẽ rất lớn, đặc biệt là dòng nước từ phía biển chảy vào. Chính vì vậy, để có thể mở moong khai thác được, nhất thiết phải xử lý xây tường chắn để giảm lượng nước chảy vào mỏ.
Về kỹ thuật, công nghệ khai thác, đặc thù khu vực mỏ là có vị trí sát biển (cách 1,5km) cách thành phố Hà Tĩnh gần 6km; bờ mỏ là cát biển, địa chất thủy văn phức tạp. Theo tính toán của Viện tháo khô mỏ VIOGEM – CHLB Nga, khi khai thác độ sâu -550m, rủi ro cao khi khai thác mỏ xuống sâu (nước mặt và nước biển ngấm vào mỏ) trong khi dự án thực hiện bằng công nghệ khai thác mỏ lộ thiên, nên đòi hỏi yêu cầu rất cao về giải pháp kỹ thuật và trình độ công nghệ.
Ngay cả trong báo cáo số 20/BCTĐ ngày 28/3/2016 về kết quả thẩm định công nghệ, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo trong quá trình khai thác, chủ đầu tư cần tổ chức khoan thăm dò nâng cấp và làm rõ khối tài nguyên, trữ lượng dưới mức -370m tại khu vực nửa phía bắc khai trường nhằm có giải pháp về trình tự khai thác, đổ thải hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác.
Về phương án vận tải trong mỏ bằng ô tô, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng dẫn đánh giá của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, để khẳng định việc bóc đất đá về nơi đổ thải, vận chuyển quặng về kho chứa sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường. Khi xuống độ sâu vào lòng mỏ và khi bãi thải cao dần, việc vận chuyển sẽ ngày càng phức tạp, dễ xảy ra tai nạn, năng suất thấp. Trong khi đó, thiết kế kỹ thuật của dự án lại chưa thể hiện rõ hệ thống đường giao thông trong mỏ, kể cả dự phòng cứu nạn và giải tỏa ách tắc giao thông trong mỏ.
Về phương án vận tải quặng sắt, báo cáo của Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) cho hay trong thời gian xây dựng mỏ, tổng khối lượng quặng thu hồi, khai thác được là 4,4 triệu tấn. Tất cả đươc vận chuyển bằng đường bộ vào cảng Vũng Áng (khoảng 65km). Sau khi đi vào hoạt động sản xuất, TIC đầu tư hoàn thành hệ thống cảng tại khu vực đổ thải lấn biển. Khi đó, quặng sẽ được vận chuyển để tiêu thụ chủ yếu thông qua đường thủy.
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, phương án vận chuyển bằng đường bộ hay đường thủy đều có những tồn tại, bất cập. Cụ thể, với phương án vận chuyển quặng sắt bằng đường bộ, việc vận chuyển từ mỏ về nơi luyện sẽ khó khăn, đẩy giá vận tải lên cao và làm gia tăng giá thành quặng. Nếu vận chuyển bằng đường bộ vào cảng Vũng Áng với tần suất 300 ngày/năm,, mỗi xe trọng tải 40 tấn quay vòng được 4 chuyến/ngày thì cần 123 xe ô tô để vận chuyển và liên tục 2 – 3 phút/chuyến. Với lưu lượng như vậy, khả năng chịu tải của đường bộ là không thể đáp ứng, dễ gây mất an toàn giao thông.
Đối với phương án đầu tư cảng biển để vận chuyển quặng, vị trí dự kiến xây dựng cảng là vùng biển ngang (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) có đặc điểm ven bờ cạn và thoải, chịu ảnh hưởng gió đông trực diện, thường xuyên đẩy cát vào bờ. Điều này sẽ lấp cạn luồng ra/vào của tàu. Do vậy phương án xây dựng cảng tại vùng dự án này là thiếu khả thi. Còn nếu đầu tư cảng hiện đại thì nguồn vốn là rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ USD, không thể đảm bảo nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là chưa kể tác động của việc xây dựng cảng đến dòng hải lưu, dòng chảy dọc bờ, hệ sinh thái, khu du lịch Thiên Cầm, Cửa Sót…
Theo báo cáo của TIC, có một số doanh nghiệp trong nước (Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng) ký thỏa thuận nguyên tắc mua bán quặng sắt Thạch Khê với tổng nhu cầu 5,7 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, mới có Tập đoàn Hòa Phát ký thỏa thuận (ngày 19/01/2017) nguyên tắc mua bán quặng sắt Thạch Khê dài hạn với khối lượng giai đoạn 2017-2021 là 3 triệu tấn/năm, còn giai đoạn từ năm 2022-2027 chưa có cam kết cụ thể.
Đối với Công ty Formosa Hà Tĩnh, trong một văn bản hồi tháng 12/2017, công ty này đã thẳng thừng từ chối: "Hàm lượng kẽm trong quặng sát này cao hơn 10 lần so với quặng sắt thông thường, đồng thời cao hơn 4,5 lần so với tiêu chuẩn của công ty. Nguyên tố kẽm trong quặng sắt dễ gây ngưng tụ lại trên vách lò cao, gây ảnh hưởng đến việc vận hành, hư hỏng vật liệu chịu lửa và làm giảm tuổi thọ lò cao, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến rò rỉ gang lỏng, gây sự cố. Công ty luôn hi vọng có thể sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên của địa phương nhưng với công nghệ hiện tại, công ty không thể sử dụng loại quặng này".
Theo ý kiến của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, thực tế các nhà máy luyện thép hiện nay ờ Việt Nam chưa có lò cao xử lý được hàm lượng quặng sắt chứa kẽm cao như quặng sắt Thạch Khê. Điều này có nghĩa là chưa thể có nhà máy luyện kim nào có thể sẵn sàng sử dụng toàn bộ quặng sắt Thạch Khê. Như vậy, tính khả thi đối với cam kết tiêu thụ quặng của các đối tác vẫn là một dấu hỏi.
"Mặt khác, phương án tiêu thụ quặng sắt Thạch Khê trong dài hạn là chưa chắc chắn. Việc khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê sẽ chịu nhiều rủi ro trong khâu tiêu thụ", Liên hiệp cho hay.
Theo dự án điều chỉnh được phê duyệt năm 2014, các chỉ số hiệu quả kinh tế được tính toán khả thi. Tuy nhiên, kết quả TIC tính toán hiệu quả kinh tế dự án khi phê duyệt và sau 2 lần điều chỉnh vẫn chưa tính hết chi phí liên quan vào tổng mức đầu tư.
Nếu cập nhật, tính toán một cách đầy đủ thì vốn đầu tư dự án sẽ tăng cao; chi phí đầu tư dự án nhiều khả năng sẽ tăng lên gấp từ 1,5 - 2 lần so với tổng mức đã phê duyệt, dẫn đến các chỉ sổ đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế sẽ thay đổi theo hướng bất lợi là điều tất yếu. Điều này cũng cho thấy dữ liệu đầu vào để đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án là chưa hoàn toàn chính xác, thiếu thuyết phục.
Ngoài ra, quan điểm hiện đại trong khai thác khoáng sản trên thế giới và Việt Nam là khai thác và sử dụng tổng hợp các tài nguyên, khoáng sản đi kèm khoáng sản chính. Tuy nhiên, phân tích Báo cáo đầu tư thì nhận thấy TIC chỉ tập trung vào loại khoáng sản chính là quặng sắt; chưa nêu đầy đủ tận thu các loại kim loại quý hiếm có thể đi kèm trong quặng sắt Thạch Khê.
Theo hồ sơ dự án, trữ lượng mỏ được phê duyệt là 544 triệu tấn, công nghệ hiện nay cho phép khai thác được 369,9 triệu tấn. Như vậy, sau khi khai thác, lượng quặng còn nằm trong đất là 174,1 triệu tấn – lớn hơn tổng trữ lượng và tài nguyên của các mỏ khác trên cả nước gộp lại. Đây là sự tổn thất tài nguyên quá lớn.
"Dự án nếu triển khai hiệu quả thì có thể góp phần tăng thu ngân sách, tăng trường kinh tế địa phương. Tuy nhiên, cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện trên các mặt để đảm bảo phát triển bền vững, lấy lợi ích kinh tế - xã hội của cả cộng đồng (xã hội, địa phương, dân cư...) làm mục tiêu chung. Nếu chỉ đánh giá trên khía cạnh hiệu quả kình tế của doanh nghiệp để xem xét thì hoàn toàn không đảm bảo được cho sự phát triển bền vững như Thông báo kết luận 72-TB/TW của Bộ Chính trị", UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.
Về năng lực tài chính và khả nãng huy động vổn của chủ đầu tư, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay báo cáo của TIC tại văn bản số 03/BC-TIC ngày 03/01/2018 chí mới đưa ra được phương án huy động nguồn vốn cho giai đoạn I của dự án, còn giai đoạn II vẫn chưa có phương án cụ thể.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm c Khoản 2, Điều 53 Luật Khoáng sản năm 2010, để được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng điều kiện "có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu tư dự án khai thác khoáng sản".
Đối với dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, nếu tính theo giá trị tổng mức đầu tư đã được TIC phê duyệt thì yêu cầu TIC phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu là 4.350 tỷ đồng. Nếu tính toán, bổ sung đầy đủ chi phí trong tổng mức đầu tư thì vốn chủ sở hữu mà TIC phải đáp ứng theo tỷ lệ quy định của Luật Khoáng sản (30%) sẽ tăng lên rất nhiều.
Trong khi đó, TIC chỉ mới có phương án để góp đủ vốn 30% cho giai đoạn I (2.033 tỷ đồng) mà chưa có phương án tăng vốn chủ sở hữu cho cả 2 giai đoạn để đảm bảo quy định của Luật Khoáng sản.
Đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ tạo thành các thấu kính nước ngọt (nguồn bổ cập từ nước mưa) liên thông cân bằng với nước lợ, mặn cửa sông và nước biển. Khi khai thác quặng phải bơm hút nước tháo khô mỏ, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nước ngầm ngọt sẽ đổ về moong khai thác, gây ra sự sụt giảm, thậm chí cạn kiệt nước ngầm, nguy cơ cao xâm nhập mặng, hoang mạc hóa, sụt lở đất trên phạm vi rộng.
Thực tế mới bóc đất tầng phủ -34m đã có hiện tượng tụt mực nước ngầm và sa mạc hóa tại vùng bị ảnh hưởng bởi dự án.
Trong khi đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và báo cáo giải trình của TIC mới chỉ đưa ra giải pháp bơm hút nước trong moong mỏ đổ ra biển. Giải pháp này rất tốn kém, khi áp dụng cho độ sâu -500m thì thiếu khả thi.
2 báo cáo của TIC cũng không đề cập đến mức độ, phạm vi ảnh hưởng do tụt nước ngầm của các giai đoạn khai thác, chưa nêu được cơ sở khoa học lý giải phạm vi ảnh hưởng với bán kính là 3,5km. Đồng thời chưa đánh giá được mức độ thiệt hại do tụt nước ngầm gây ra đối với sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như chưa có giải pháp triệt để nhằm chống suy thoái, suy giảm nguồn nước ngầm.
Về việc xây dựng bãi thải ngoài biển, báo cáo ĐTM chưa nêu rõ phương án thi công xây dựng và chưa đánh giá được hết mức độ, phạm vi ảnh hưởng hoặc tác động tiêu cực của việc xây đê, kè lấn biển đến môi trường xung quanh.
Cùng với đó, báo cáo ĐTM cũng chưa đề cập các giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc xây dựng và vận hành bãi thải ngoài biển tới dòng chảy dọc bờ, hệ sinh thái biển. Đồng thời báo cáo cũng chưa đánh giá tác động ảnh hưởng đến vùng nuôi trồng, đánh bắt hải sản khu vực bãi ngang, khu du lịch ven biển (Thiên Cầm, Thạch Bằng, Thạch Hà) và tác động môi trường, sụt lở đất (do khai thác đến độ sâu -500m) đến các huyện lân cận như Lộc Hà, Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh.
Việc đổ nước thải mỏ ra biển cũng tồn tại nhiều nguy cơ khi báo cáo ĐTM xác định nước thải mỏ có chứa nhiều độc tố. Cụ thể, trong quặng sắt Thạch Khê, ngoài kim loại chính được thu hồi, còn có lưu huỳnh, các kim loại nặng (Fe, Pb, Cr, Mn) và các nguyên tố vi lượng khác, trong đó có hàm lượng Zn trung bình là 0,071%. Nước thải mỏ không qua xử lý được đổ trực tiếp ra biển trong vòng đời dự án lên đến 52 năm có thể sẽ gây ra một thảm họa môi trường biển.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, dự án đã để lại nhiều hệ lụy, khó khăn về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh cho các xã vùng ảnh hưởng trực tiếp; dẫn đến các địa phương trong vùng trở thành những xã khó khăn nhất của huyện Thạch Hà, thậm chí là của tỉnh Hà Tĩnh.
Cụ thể, diện tích bị bỏ hoang vì thiếu nước do ảnh hưởng của dự án là 74,9ha (tăng so với con số 69,4ha trog năm 2007), trong đó diện tích trồng lúa là 20,7ha, trồng lạc là 49,2ha, trồng rau củ quả là 5ha.
Thực tế cho thấy khi mới thực hiện bóc đất tầng phủ ở độ sâu khoảng 34m thì hiện tượng tụt nước ngầm đã xảy ra khiến một số diện tích bị hoang hóa không thể sản xuất được.
Nếu dự án tiếp tục triển khai việc đào sâu và mở rộng moong mỏ (khoảng trên 500m) đồng thời tháo khô moong mỏ thì dự báo sẽ xảy ra hiện tượng tụt nước ngầm trên diện rộng và sa mạc hóa, ảnh hưởng đến toàn bộ diện tích 1.227ha đất hai lúa, 685ha đất trồng lạc, 385ha đất trồng rau củ quả…
Về phát triển thương mại dịch vụ, khi chưa thực hiện dự án, bãi biển Thạch Hải là khu nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển tốt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dự án mỏ sắt Thạch Khê, việc xây dựng hạ tầng khu du lịch đã không được tiếp tục. Điều này khiến hoạt động kinh doanh trở nên tạm bợ, khách du lịch giảm sút.
Về dân sinh, do nằm trong quy hoạch, hàng ngàn hộ dân không được phép đầu tư, xây dựng mới nhà ở, không được cấp đất ở để tách hộ. Nhiều gia đình bị thu hồi hết đất sản xuất, trong khi chưa có phương án tái định cư, chưa chuyển đổi được nghề nghiệp. Tính đến cuối năm 2017, nhu cầu cấp đất ở, tách hộ của người dân các xã vùng dự án là 892 hộ với hơn 3.000 nhân khẩu.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, nếu dừng dự án tại thời điểm này sẽ cỏ ảnh hưởng nhất định đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt kế hoạch đề ra; bản thân doanh nghiệp bị tổn thất khoản vốn lớn đã đầu tư vào dự án, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và gây khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó cũng có thể phát sinh một số hệ lụy liên quan đến việc xử lý số vốn đã đầu tư vào dự án của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc dừng dự án sẽ có nhiều mặt lợi như: tránh tất cả rủi ro không mong muốn trong suốt vòng đời dự án; môi trường sinh thái, môi trường sống dân cư vùng ảnh hưởng sẽ được hoàn trả nguyên trạng; tạo điều kiện để phát triển du lịch dịch vụ Khu du lịch Thạch Hải nói riêng và toàn bộ dải ven biển Hà Tĩnh nói chung.
"Cái được lớn nhất là về lâu dài, phát triển kinh tế - xã hội sẽ bền vững, tăng trưởng kinh tế sẽ đảm bảo được vấn đề môi trường, nhất là môi trường dọc dải ven biển; sẽ không đặt ra các vấn đề rủi ro, hệ lụy môi trường, thảm họa thiên tai…", UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.
Đối với phần vốn đã đầu tư, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng đó cũng không hoàn toàn là mất trắng. Bởi phần vốn đấy có 1 phần đã đổ vào hạ tầng, vào bồi thường giải phóng mặt bằng, đào tạo nghề, thu ngân sách…
"Có thể xem đây là khoản bù đắp của doanh nghiệp và nhà nước cho người dân địa phương đã chịu thiệt thòi vì dự án trong 10 năm qua", UBND tỉnh nêu quan điểm.
Kết luận lại về dự án mỏ sắt Thạch Khê, UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định "dự án không khả thi". Do đó, trên cơ sở đánh giá nghiêm túc và cân nhắc nhiều mặt cả về lợi ích trước mắt vả lâu dài, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét cho dừng (kết thúc) dự án, đồng thời chi đạo giải quyết tồn đọng, hoàn trả nguyên trạng, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.