Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố nhận diện thương hiệu mới. Logo của Vinamilk được chuyển từ dạng phù hiệu (emblem) sang dạng biểu tượng chữ (wordmark) cùng dòng chữ “Est 1976” ở bên dưới. Logo của Vinamilk có hai màu sắc chủ đạo là "xanh rực rỡ" và "kem sữa ngọt ngào".
Vinamilk cho biết công ty đã nghiên cứu và đầu tư vào bộ nhận diện mới trong suốt một năm qua với sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà tư vấn hàng đầu về chiến lược và thương hiệu. Theo kế hoạch, bộ nhận diện mới này sẽ liên tục được cập nhật trên toàn bộ hệ thống website, kênh bán hàng trực tuyến, điểm bán lẻ, hệ thống cửa hàng và các ấn phẩm thương hiệu trên bao bì sản phẩm của Vinamilk kể từ tháng 7/2023.
Mặc dù không phải là toàn bộ bản sắc thương hiệu nhưng logo được xem là yếu tố nhận diện đầu tiên của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế, không chỉ Vinamilk, nhiều công ty, tập đoàn cũng đã đổ không ít tiền vào việc thay đổi, thiết kế logo của thương hiệu.
Hệ thống tài chính lớn nhất toàn cầu Mastercard đã đầu tư một số tiền lên tới 10 triệu USD cho dự án làm mới thương hiệu vào năm 2006. Trong đó, số tiền dành riêng cho việc thiết kế logo mới là 1,5 triệu USD.
Năm 2018, thương hiệu nước giải khát nổi tiếng toàn cầu Pepsi cũng đã bỏ ra hơn 1,2 triệu USD và 3 năm để làm lại thương hiệu, với phần thiết kế logo mới của Pepsi chiếm tới 1 triệu USD. Năm 2021, ông lớn công nghệ của Trung Quốc Xiaomi chi khoảng 2 triệu NDT để thay đổi logo. Không chỉ tốn nhiều tiền bạc, Xiaomi còn tốn tới khoảng 5 năm dành cho việc nghiên cứu và thiết kế logo mới này.
Ngoài chi phí thiết kế logo, các nhãn hàng, công ty còn phải bỏ ra nhiều chi phí kèm theo, đơn cử như chi phí thay toàn bộ hệ thống quảng cáo hay bảng biển hệ thống bán lẻ với logo mới. Thế nhưng, đối với nhiều công ty, việc thay đổi logo thực sự cần thiết và là nước cờ chiến lược giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Ngay sau khi công bố nhận diện thương hiệu và logo mới, Vinamilk Việt Nam đã ngay lập tức trở thành tâm điểm của sự chú ý trên nhiều trang mạng xã hội. Dù nhận nhiều tranh cãi trái chiều về màu sắc, phông chữ hay thiết kế logo mới nhưng rõ ràng Vinamilk đã thành công về mặt quảng bá thương hiệu.
Khi dân tình đang “9 người 10 ý” về logo mới, Vinamilk đã nhanh tay tung ra bộ công cụ giúp người dùng sáng tạo logo cho riêng mình dựa trên phong cách thiết kế mới của Vinamilk. Ngay lập tức, mạng xã hội Việt Nam được phủ kín bởi hàng loạt logo mang đậm phong cách của Vinamilk với số lượng tương tác vô cùng ấn tượng.
Nhờ đó, người tiêu dùng đã vô tình “tiếp tay” giúp cho hiệu ứng logo mới của Vinamilk được lan tỏa. Vinamilk đã thành công cùng lúc ở 3 phía cạnh - nhận biết thương hiệu, công nhận thương hiệu và gợi nhớ thương hiệu mà không cần tốn nhiều chi phí. Và dù đã nhiều ngày kể từ lúc công bố, sức hút từ logo mới của Vinamilk vẫn chưa hạ nhiệt.
Nước đi của Vinamilk có nhiều điểm tương đồng với Yahoo. Sau khi đầu quân vào Yahoo, CEO Marissa Mayer đã thực hiện chiến dịch thay logo vô cùng sáng tạo. Trong 30 ngày, Yahoo sẽ đưa ra 30 mẫu logo khác nhau. Logo được chọn sẽ là logo nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất của cộng đồng. Chiến dịch này lập tức trở thành “thỏi nam châm” hút truyền thông bởi ai cũng hào hứng khi được đóng góp vào việc xây dựng logo của một công ty toàn cầu.
Bên cạnh thu hút truyền thông, việc thay đổi logo mới còn mang ý nghĩa chiến lược – thông báo về hướng đi mới của doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp, logo mới giống như một lời thông báo về việc thay đổi chiến lược phát triển hay tái cấu trúc trong hoạt động kinh doanh, Medium nhận định.
Quyết định thay đổi nhận diện thương hiệu sau 47 năm của Vinamilk là bước đầu trong chiến lược định vị Vinamilk trong 5 năm tới, bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk cho biết. “Mong đợi lần này của Vinamilk là thay đổi, thay đổi theo hướng làm sao cho thương hiệu Vinamilk táo bạo hơn, hiện đại hơn và kết nối trực tiếp nhanh hơn với người tiêu dùng”.
Vào năm 2011, Starbucks đã quyết định bỏ dòng chữ Starbucks Coffee ra khỏi logo của mình sau 40 năm sử dụng. Thương hiệu cà phê này lý giải rằng việc thay đổi logo là cần thiết khi họ muốn mở rộng sang những lĩnh vực mới, không chỉ đơn thuần là kinh doanh cà phê.
Theo Brandsonify, sự linh hoạt của Starbucks trong việc thay đổi logo kèm theo những chiến lược kinh doanh mới đã thực sự thuyết phục được khách hàng. Kể từ khi thay đổi logo và nhận diện thương hiệu, giá cổ phiếu của Starbucks tăng gần gấp 3. Đây cũng là một trong những giai đoạn tăng trưởng lớn nhất trong lịch sử của thương hiệu này.
Lần làm mới mình này của Vinamilk bước đầu đã thành công về mặt marketing. Thế nhưng hoạt động kinh doanh của Vinamilk có tăng trưởng sau khi đổi logo mới hay không vẫn chưa thể khẳng định được. Tờ Business Insider nhận định, sự thành hay bại của một doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào định hướng chiến lược của họ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.