Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, phương án 1 được Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất là di dời trạm T2 về phía TP Cần Thơ qua ngã 3 Lộ Tẻ (giao QL80 với QL91) tại vị trí khoảng Km49+200 QL91.
Ưu điểm của phương án này là sẽ giải quyết căn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải An Giang và các chủ phương tiện lưu thông theo hướng đi từ QL80 (hướng từ tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp) qua trạm T2 về tỉnh An Giang và ngược lại.
Nhược điểm là sẽ tạo dư luận không tốt trong nhân dân, tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến tình hình chung của các dự án BOT trong cả nước và ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng và Nhà nước về kêu gọi nguồn lực xã hội hóa đầu tư. Ngoài ra, phương án này phát sinh chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí xây dựng trạm mới dự kiến khoảng 38 tỷ đồng.
Đề xuất phương án 2 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam là giữ nguyên trạm thu phí T2 tại Km50+050.
Ưu điểm của phương án này là sẽ tổ chức thu phí lại được ngay tại trạm T2, thời gian thu phí của dự án không bị kéo dài. Không gây lãng phí sau khi tuyến tránh TP Long Xuyên dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành khai thác năm 2022.Về nhược điểm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết sẽ dẫn đến tình trạng phản đối, gây rối tại trạm thu phí T2 và việc giữ ổn định trong tổ chức thu phí gặp nhiều khó khăn.
“Chủ các phương tiện đi theo hướng từ QL80 (hướng từ tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp) qua trạm thu phí T2 về tỉnh An Giang và ngược lại, nhất là đối với các phương tiện không nằm trong diện được miễn giảm giá dịch vụ sử dụng khoảng 1,2km nhưng phải trả tiền dịch vụ cho cả dự án có thể không đồng tình”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam lý giải.
Qua đánh giá 2 phương án trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông vận tải chủ trì làm việc với các ngân hàng cho nhà đầu tư điều chỉnh lại cơ cấu trả nợ gốc và giữ nguyên nhóm nợ cho nhà đầu tư. Khi đó, dự án chỉ tổ chức thu phí hoàn vốn tại trạm thu phí T1 (Km16+905) đến khi dự án tuyến tránh TP Long Xuyên hoàn thành đưa vào sử dụng các phương tiện qua khu vực sẽ có sự lựa chọn, không phải qua trạm thu phí T2.
“Lúc đó sẽ tổ chức thu phí tại trạm thu phí T2 QL91 (Km50+050) để hoàn vốn cho dự án”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết.
Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km 14+000 đến Km 50+889 theo hợp đồng BOT có tổng mức đầu tư là hơn 1.720 tỷ đồng. Trong đó, phân đoạn một là cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 từ Km 14 đến Km 50+889, đưa vào sử dụng ngày 9/3/2016. Phân đoạn hai là mở rộng và tăng cường nền mặt đường quốc lộ 91B đoạn từ Km 0+000 đến Km 15+793, hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 13/12/2016. Dự án BOT quốc lộ 91 bắt đầu thu phí, hoàn vốn tại trạm T1 trên quốc lộ 91 ngày 2/4/2016 và trạm T2 ngày 31/12/2016. Thời gian thu phí, hoàn vốn ban đầu là 15 năm 9 tháng 25 ngày. Sau đó, thời gian thu phí, hoàn vốn được điều chỉnh lên 34 năm 4 tháng 23 ngày. Tính từ năm 2016 đến ngày 31/5/2019, chủ đầu tư đã thực hiện thu phí dự án được gần 495,8 tỷ đồng, nhưng các khoản chi như: nộp thuế VAT, chi phí sửa chữa thường xuyên, lãi vay ngân hàng, trả nợ gốc… lên đến hơn 595 tỷ đồng. |
Xem thêm: Tín dụng điện mặt trời có rơi vào 'vết xe đổ' BOT?
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.