'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Thưa ông, sau hơn một thập niên đầu tư tại Việt Nam, ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư của Việt Nam trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp FDI nói chung và Samsung nói riêng?
Ông Choi Joo Ho: Sau 12 năm, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV năm 2008, hiện tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã tăng gấp gần 26 lần lên tới trên 17,3 tỷ USD. Tính đến nay, sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam bao gồm 6 nhà máy và 1 trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D). Trong đó, SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu; SEHC (TP.HCM) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á và SVMC là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á. Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới đang được xây dựng tại Khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022 và sẽ tăng quy mô nhân lực từ 2.200 người hiện nay lên 3.000 người.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để Samsung có thể triển khai và mở rộng các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Không chỉ với Samsung, mà các nhà đầu tư FDI nói chung đều nhận thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam ổn định hơn so với các nơi khác. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị tốt về hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực, rút gọn các thủ tục hành chính, giảm các thủ tục đầu tư kinh doanh để rút ngắn kế hoạch triển khai đầu tư của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, tôi tin rằng xu hướng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do vị thế của Việt Nam được cải thiện trên trường quốc tế sau chiến thắng của cuộc chiến phòng chống dịch COVID19 và các hiệp định thương mại được ký kết thành công.
- Theo ông, dấu ấn của Samsung trong hơn một thập niên đầu tư tại Việt Nam là gì?
Tôi nghĩ rằng, việc theo đuổi cam kết “đồng thịnh vượng”, để những thành công của Samsung luôn song hành với những thành tựu của Việt Nam, đã làm nên dấu ấn của Samsung tại Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu của Samsung đạt gần 59 tỷ USD, chiếm hơn 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Samsung không chỉ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng của mình, mà chúng tôi còn hỗ trợ sự phát triển chung cho ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Nếu so với chỉ có 4 doanh nghiệp cung ứng cấp 1 vào năm 2014, thì số lượng doanh nghiệp cung ứng cấp 1 của Samsung đã có sự gia tăng mạnh mẽ. Tính đến hết năm 2019, là 42 doanh nghiệp, trong năm 2020 là 50 doanh nghiệp. Đó là kết quả của quá trình nhiều năm tìm kiếm, kết nối và tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất của mình.
Samsung cũng hợp tác với 240 doanh nghiệp hỗ trợ thông qua quá trình tìm kiếm, kết nối doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng cùng Bộ Công Thương. Qua chương trình tư vấn nâng cao năng suất doanh nghiệp cùng chuyên gia Hàn Quốc, 260 doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được tư vấn và đạt được những cải tiến vượt bậc về việc tối ưu hóa tỷ lệ vận hành thiết bị, giảm tỷ lệ hàng lỗi và hàng tồn kho…
Samsung cũng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đào tạo 207 chuyên gia tư vấn công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong 2 năm 2018-2019, và đang tiếp tục đào tạo 200 chuyên gia trong lĩnh vực khuôn mẫu - là công nghệ gốc rễ chủ chốt quyết định chất lượng thiết kế của sản phẩm từ năm 2020-2023.
- Mặc dù tác động của COVID-19 rất lớn nhưng Samsung đã vượt qua, vẫn sản xuất kinh doanh ổn định, duy trì được lương, thưởng và công việc cho người lao động, ông có thể tiết lộ một vài “bí quyết” mà Samsung thực hiện để vượt qua giai đoạn khó khăn do COVID-19 gây ra?
Tổ hợp nhà máy tại Việt Nam là nơi duy nhất của Samsung trên thế giới vẫn sản xuất một cách ổn định, bất chấp COVID-19. Đây là một điều kỳ diệu, và chúng tôi rất cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và quyết liệt. Về phía công ty, ngay từ giai đoạn đầu dịch bệnh bùng phát, chúng tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch của chính phủ Việt Nam, đồng thời áp dụng cả các nguyên tắc phòng dịch của Samsung toàn cầu vào nhà máy tại Việt Nam.
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, tại thời diểm dịch bệnh căng thẳng, tình hình kinh doanh của tất cả cả nhà máy của Samsung đã gặp nhiều khó khăn. Lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện để các công ty thực hiện chế độ cho nhân viên nghỉ việc không lương trong trường hợp công ty gặp khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, thay vì nghỉ việc không lương, chúng tôi đã quyết định áp dụng chính sách nghỉ ngắn hạn có hưởng lương trong thời gian không có kế hoạch sản xuất, nhằm đảm bảo việc nhân viên vẫn được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động mà không lo lắng cuộc sống bị ảnh hưởng. Và cũng chính nhờ những nhân viên có kỹ năng, tay nghề cao trở lại sau thời gian nghỉ có lương này mà chúng tôi đã đáp ứng một cách kịp thời lượng lớn đơn đặt hàng tăng cao trong thời gian sau này. Trong thời gian tới, Samsung Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai tích cực các quy định, biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Việt Nam cũng như của Tập đoàn Samsung nhằm thực hiện 2 mục tiêu kép là đảm bảo sự an toàn của nhà máy đồng thời nỗ lực duy trì sự ổn định sản xuất, giữ vững mục tiêu xuất khẩu.
- Có nhiều doanh nghiệp đang dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam sau đại dịch COVID-19, xin ông cho biết Samsung có kế hoạch đầu tư bổ sung tại Việt Nam không?
Thông qua thời sự và các báo cáo nội bộ, tôi đã được nghe những tin vui về việc các nhà máy trên thế giới đang dịch chuyển sang Việt Nam. Tôi cho rằng khuynh hướng này chính là do Việt Nam có nguồn lao động ưu tú dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng, các cơ sở hạ tầng đa dạng, thêm vào đó các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ, hiệu quả và thành công chính là nhân tố tác động tích cực tới làn sóng dịch chuyển đầu tư này.
Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, số vốn đầu tư được giải ngân đã lên tới 98% với 17,2 tỷ USD. Có lẽ Samsung là doanh nghiệp duy nhất trong số các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã giải ngân gần như toàn bộ số vốn đầu tư đã cam kết trong một khoảng thời gian nhanh như vậy.
Trong thời gian vừa qua, Samsung Việt Nam đã mở rộng đầu tư với tốc độ rất nhanh, nên trước mắt chúng tôi không có kế hoạch đầu tư mới với quy mô lớn mà sẽ tập trung vào ổn định vận hành nhà máy và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hàng năm chúng tôi vẫn đầu tư bổ sung trang thiết bị sản xuất tại 6 nhà máy, và đa dạng hóa hạng mục hàng hóa sản xuất tại các nhà máy như sản xuất thiết bị mạng 5G hay máy tính xách tay.
Nếu như trước đây chúng tôi tập trung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, thì trong thời gian tới chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi đầu tư với việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, tham gia các dự án cơ sở hạ tầng công cộng...
Samsung đã khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội (tháng 3/2020). Dự án Trung tâm Nghiên cứu và phát triển R&D tại Hà Nội là dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả Việt Nam và Samsung khi việc xây dựng Trung tâm được đưa vào như một nội dung chính trong nhiều buổi làm việc giữa phía Việt Nam và ban lãnh đạo cấp cao của công ty mẹ Samsung tại Hàn Quốc. Đây là nơi chúng tôi hiện thực hóa cam kết đóng góp vào sự phát triển nền khoa học kỹ thuật của Việt Nam thông qua việc đào tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực công nghệ cao.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.