Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
- Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang quan tâm tới các thách thức trong việc cạnh tranh và phát triển kinh doanh trước mắt, vì vậy đa số đều hướng tới cắt giảm chi phí để đạt lợi nhuận cao nhất. Trong bối cảnh này, tại sao Tân Hiệp Phát lại cam kết mục tiêu “Kinh tế xanh”? Mục tiêu cuối cùng của tập đoàn là gì khi theo đuổi chiến lược này?
Ông David Riddle, Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát: Tôi tự hào chia sẻ rằng Tập Đoàn Tân Hiệp Phát (Tân Hiệp Phát) nhìn nhận việc bảo vệ môi trường là một trong những trách nhiệm của tập đoàn. Chúng tôi coi đây là cách đóng góp cho sự thịnh vượng của xã hội, đồng thời cũng là phương thức thể hiện trách nhiệm của một công ty trong nước đang hướng tới xây dựng những thương hiệu tầm cỡ quốc tế.
Với tư cách là một doanh nghiệp, chúng tôi luôn luôn tập trung vào việc tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng và sự phát triển bền vững cho xã hội, trong đó bao gồm cả những sáng kiến phát triển bền vững cho doanh nghiệp, giúp nhân viên có tiềm năng tiến bộ.
Đây là một phần niềm tin của chúng tôi vào những lợi ích lâu dài của kinh tế xanh cũng như cách kinh tế xanh đang thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với xã hội.
Trên thực tế, Tân Hiệp Phát đã triển khai các phương thức sản xuất xanh vào hoạt động kinh doanh, áp dụng chặt chẽ các nguyên tắc của kinh tế xanh vào chiến lược kinh doanh từ năm 2013.
Mục tiêu chung của chúng tôi là việc giảm thiểu tác động của Tân Hiệp Phát tới môi trường và tối đa hóa đóng góp của tập đoàn với xã hội. Một phần cốt lõi của mục tiêu này là việc triển khai mô hình “3R” để giảm thiểu chất thải, tái sử dụng và tái chế các nguồn tài nguyên và sản phẩm.
Mô hình này đã đem lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên, đổi mới quy trình và phát triển sáng tạo, đồng thời cũng mang lại các lợi ích kinh doanh trực tiếp bên cạnh các lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho Tân Hiệp Phát.
Trong mười năm triển khai mô hình 3R, chúng tôi đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận. Lượng nhựa tiêu thụ là một ví dụ điển hình. Tính toán của chúng tôi cho thấy rằng việc giảm thiểu lượng nhựa nguyên sinh trong 5 năm thực hiện các phương pháp sản xuất xanh vừa qua tương đương với việc loại bỏ hơn 78.000 tấn khí nhà kính.
- Thật đáng ngưỡng mộ khi một công ty địa phương của một đất nước đang phát triển âm thầm đặt nền tảng cho “kinh tế xanh” trong gần 3 thập kỷ qua. Với kinh nghiệm quốc tế của mình, ông có thấy nhiều doanh nghiệp làm điều tương tự? Hướng đi cụ thể này có ý nghĩa gì với một công ty địa phương đang toàn cầu hóa nhanh như Tân Hiệp Phát?
Rất nhiều các công ty lớn trên thế giới đang nhanh chóng chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế xanh bền vững để bảo vệ môi trường và đóng góp các lợi ích xã hội cho cộng đồng xung quanh. Tân Hiệp Phát là đơn vị tiên phong trong quy trình này tại Việt Nam và chúng tôi rất vui khi thấy xu hướng sản xuất xanh của các doanh nghiệp địa phương đang dần phát triển.
Trên thực tế, khái niệm về kinh tế xanh đặc biệt phù hợp ở các quốc gia như Việt Nam, nơi có sự chuyển đổi nhanh chóng về kinh tế và xã hội. Với kinh nghiệm sống và làm việc tại châu Á trong hơn 45 năm qua, tôi có thể thấy tiềm năng khổng lồ của quốc gia này trong việc trở thành quốc gia dẫn đầu trong sản xuất xanh.
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang liên tục nằm trong danh sách các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và được thúc đẩy mạnh bởi các ngành công nghiệp như sản xuất, các ngành mà những hoạt động kinh doanh bền vững sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Tất cả những điều này đều được thúc đẩy bởi lực lượng lao động trẻ, có tay nghề cao và quan trọng nhất là có ý thức về môi trường.
Chính vì vậy, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp trên khắp cả nước triển khai đưa các phương pháp sản xuất xanh trong mô hình vận hành của mình. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế mà còn giúp bảo đảm tính bền vững cho hoạt động kinh doanh của họ về lâu dài.
- Kinh tế xanh là một chiến lược tốn kém và dài lâu, Tân Hiệp Phát đã chuẩn bị như thế nào để đảm bảo việc triển khai chiến lược một cách tốt nhất?
Tại Tân Hiệp Phát, mọi người đều nắm rõ về khái niệm kinh tế xanh. Chúng tôi coi việc bảo tồn hành tinh và tài nguyên của mình cho các thế hệ tương lai là cực kỳ quan trọng, đồng thời coi việc triển khai các phương pháp sản xuất xanh là một phần trách nhiệm của chúng tôi đối với xã hội.
Mối quan tâm về môi trường luôn có ảnh hưởng rất lớn trong các quyết định kinh doanh của tập đoàn trong nhiều năm qua. Ví dụ điển hình là chúng tôi đã đầu tư vào công nghệ aseptic từ năm 2008. Việc này không chỉ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao cho khách hàng, mà còn giúp giảm lượng nhựa sử dụng trong các chai, cũng như tối thiểu lượng nước và điện tiêu thụ.
Nhà sáng lập của chúng tôi là một người tiên phong ứng dụng sản xuất xanh vì ông tin rằng đó là việc cần phải làm. Hơn thế nữa, ông cũng nhận thấy rằng việc xây dựng nền tảng cho Tân Hiệp Phát từ các hoạt động kinh doanh bền vững sẽ giúp tập đoàn phát triển dài hạn, đồng thời có thể đóng góp cho xã hội.
Hướng đi này không chỉ phản ánh các giá trị cốt lõi của công ty chúng tôi mà còn là một quyết định kinh doanh hợp lý, hướng tới mô hình tăng trưởng phát triển bền vững, dài hạn. Tuy vậy, nhìn chung, giá trị thực sự của kinh tế xanh đến từ việc hỗ trợ các doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước.
- Trong thực tế hoạt động hàng ngày, tại văn phòng, nhà máy, trong từng kế hoạch và chiến lược kinh doanh, Tân Hiệp Phát đã triển khai chiến lược “kinh tế xanh” như thế nào?
Một ví dụ điển hình của kinh tế xanh được áp dụng tại Tân Hiệp Phát là mảng tái chế mà chúng tôi đã đầu tư vào trong hơn hai năm qua. Đây là minh chứng cho cho hướng phát triển của kinh tế xanh, vì các phế liệu nhựa được thu gom và tái chế thành các viên nén nhựa và sẽ được tái sử dụng.
Bên cạnh việc tái chế nhựa, chúng tôi cũng có những bước tiết giảm việc sử dụng nhựa. Với mục tiêu này, chúng tôi đã đầu tư vào máy móc để giảm thiểu lượng nhựa dùng cho các màng co để bọc sản phẩm. Từ các phương pháp như vậy, chúng tôi đã có thể giảm thiểu 70.000 tấn nhựa tiêu thụ từ quá trình sản xuất trong thập kỷ qua.
Lượng tiện ích tiêu thụ cũng là một trọng tâm lớn của Tân Hiệp Phát. Nhu cầu điện năng của các nhà máy tại Hậu Giang, Bình Dương và Chu Lai được hỗ trợ bởi điện mặt trời, và các công nghệ tiên tiến và quy trình hiện đại đã được chúng tôi sử dụng để giảm mức tiêu thụ điện tổng thể.
Đơn cử, chúng tôi đã sử dụng các dàn máy chiết lạnh aseptic và máy móc sản xuất chai từ châu Âu. Những dàn máy này không chỉ sản xuất ra sản phẩm chất lượng quốc tế mà còn giảm khối lượng chai và giúp giảm thiểu hao hụt trong quy trình sản xuất, đồng thời tối giảm lượng nước và điện Tân Hiệp Phát tiêu thụ.
- Việc triển khai chiến lược “kinh tế xanh” đã thay đổi Tân Hiệp Phát như thế nào? Công ty đã được nhận định như thế nào bởi khách hàng và đối tác về thay đổi này? Thương hiệu của Tân Hiệp Phát đã được đánh giá như thế nào?
Tôi tin rằng việc đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng về tác động môi trường đã giúp năng cao nhận thức tích cực về thương hiệu Tân Hiệp Phát và tăng nhu cầu đối với các sản phẩm.
Trên thực tế, những người tiêu dùng, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh. Là khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, họ là những người có vai trò lý tưởng để tạo áp lực cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi.
Tôi cũng tin rằng mô hình kinh tế xanh có thể tạo ra các thay đổi tích cực không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp. Kinh tế xanh cũng có tác động xã hội rộng hơn mà trong đó tất cả mọi người đều có thể hưởng lợi. Kinh tế xanh giúp giảm thiểu chi phí quản lý và bảo vệ môi trường, mở ra thị trường mới, tạo ra các công việc mới và giúp cải thiện sức khỏe cho cả xã hội.
- Phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam được gọi là một mục tiêu lâu dài. Đối với Tân Hiệp Phát, điều đó có thể đem lại các ưu thế nào và các thách thức nào trong tương lai?
Chắc chắn rằng việc triển khai các nguyên tắc trong nền kinh tế xanh đã tạo ra rất nhiều lợi ích cho việc kinh doanh của Tân Hiệp Phát và mở rộng ra là cho cả xã hội. Chúng tôi tin chắc rằng sẽ còn có nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai, khi Chính Phủ và các doanh nghiệp địa phương tiếp tục hợp tác để thúc đẩy các chính sách và chiến lược hướng tới nền kinh tế xanh.
Một lợi ích lâu dài mà Tân Hiệp Phát đặc biệt quan tâm tới là lợi thế cạnh tranh nền kinh tế xanh mang lại cho các công ty áp dụng nó. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn kinh tế xanh như một yêu cầu trong các thỏa thuận hợp tác.
Trong tương lai, chỉ những doanh nghiệp có khả năng minh chứng việc áp dụng đầy đủ các nguyên tác kinh tế xanh trong các hoạt động kinh doanh mới có thể có được các hợp đồng mà họ cần để tăng trưởng. Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra khi đàm phán với các đối tác quốc tế tiềm năng. Việc nó trở nên phổ biến ở Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Chúng ta đã thấy được nhiều doanh nghiệp áp dụng kinh tế xanh đang hợp tác cùng nhau để khuyến khích việc áp dụng trên toàn quốc. Sự hợp tác sát sao sẽ giúp nền kinh tế xanh của quốc gia phát triển hơn nữa.
Kinh tế xanh sẽ giúp khuyến khích việc triển khai các chính sách hỗ trợ, các chiến lược kinh doanh, đưa ra luật pháp và ứng dụng sản xuất phù hợp, đồng thời tăng cường nhận thức của công chúng về lợi ích mà nền kinh tế xanh có thể đem lại cho tất cả chúng ta.
- Vì nền kinh tế xanh là chiến lược quốc gia lớn nên vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng. Với thực tế tại Tân Hiệp Phát, ông đánh giá các doanh nghiệp dám đi đến thay đổi và gánh trách nhiệm đi đầu trong lĩnh vực phát triển bền vững của quốc gia như thế nào?
Nói một cách đơn giản, chúng tôi tin rằng những công ty chủ động gắn kết các hoạt động kinh doanh với nền kinh tế xanh, như Tân Hiệp Phát, đang đóng góp cho sự phát triển bền vững và dài hạn của Việt Nam.
Tại Tân Hiệp Phát, chúng tôi đã thấy sản xuất xanh đang tạo ra sự phát triển bền vững cho công ty trong thời gian dài hạn. Nhưng hơn thế nữa, chúng tôi nhận thấy rằng đây là chìa khóa trong việc chúng tôi đạt tới mục tiêu đóng góp cho sự thịnh vượng của xã hội.
Mặc dù chúng tôi ủng hộ kinh tế xanh trong suốt thập kỷ qua, song kinh tế xanh vẫn là một phong trào tương đối mới ở Việt Nam. Có rất nhiều điều chúng ta có thể học được từ những công ty quốc tế, nhưng cũng có rất nhiều điều chúng ta học hỏi ngay tại Việt Nam. Nhìn chung, các doanh nghiệp cần cùng nhau hợp tác, hành động nhanh chóng và tích cực triển khai giải pháp để đạt tới mục tiêu kinh tế xanh chung là một điều rất quan trọng.
- Với kinh nghiệm của mình, khi chia sẻ với khách hàng, nhân viên và đối tác, ông sẽ truyền cảm hứng cho họ bằng câu chuyện nào của Tân Hiệp Phát về “kinh tế xanh”?
Trong nội bộ công ty, chúng tôi đã đưa ra nhiều sáng kiến thu hút sự tham gia của tất cả các nhân viên về việc phát triển một tập đoàn bền vững nơi mà tất cả mọi người đều có thể phát triển.
Việc triển khai mô hình 3R của chúng tôi đã giúp nâng cao niềm tự hào và ý thức làm chủ của nhân viên Tân Hiệp Phát, cũng như thực sự hiện thực hóa giá trị cốt lõi về trách nhiệm xã hội của chúng tôi.
Ngoài các sáng kiến nội bộ, với tư cách là nhà tuyển dụng lớn ở các khu vực trên khắp Việt Nam, chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải truyền thông cộng đồng cũng như các bên liên quan về những lợi ích mà kinh tế xanh đem lại. Chúng tôi muốn giúp chia sẻ với họ rằng tất cả các ý tưởng lớn đều bắt đầu với một bước tiến nhỏ và mỗi chúng ta đều có thể tạo ra thay đổi.
Chúng tôi tiên phong thực hiện kinh tế xanh và cam kết sẽ luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực này. Kinh tế xanh là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Tân Hiệp Phát, cũng là cốt lõi để Tân Hiệp Phát tiếp tục phát triển có trách nhiệm trong bối cảnh thế giới ngày càng khan hiếm tài nguyên.
- Từ việc thực hiện triển khai kinh tế xanh ở Tân Hiệp Phát va Việt Nam, ông muốn chia sẻ điều gì với các doanh nghiệp khác trong hành trình xanh hóa?
Nền kinh tế xanh là một phong trào khá mới tại Việt Nam hướng tới bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ tương lai, là một phần của xu hướng bảo vệ hành tinh trên toàn cầu.
Lãnh đạo các doanh nghiệp nên hiểu rằng việc áp dụng các mô hình vận hành thân thiện với môi trường có thể cải thiện kinh tế cho công ty, cũng như đem lại lợi ích xã hội cho cộng đồng.
Dù đây là xu hướng toàn cầu, nhưng các lợi ích mà Việt Nam có được là rất nhiều, thậm chí nhiều hơn các quốc gia khác nếu thực sự hướng tới nền kinh tế xanh. Tất cả các doanh nghiệp hãy tin rằng, giống như chúng tôi đang thực hiện tại Tân Hiệp Phát, đây là một phần trách nhiệm của chúng ta đối với xã hội.
- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.