Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
TP. HCM vừa phê duyệt, ban hành đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP. HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP;
Qua đó, giúp TP. HCM nâng cao vai trò đầu mối giao lưu hàng hóa trong nước và kết nối với thị trường quốc tế, góp phần kéo giảm tỷ lệ chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia.
Theo đề án, tổng nhu cầu vốn phát triển ngành logistics giai đoạn 2020-2030 tại TP. HCM vào khoảng 95.800 tỷ đồng. Theo đại diện phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương TP. HCM, phát triển logistics tại TP. HCM đang gặp nhiều thách thức do hạ tầng không thể đáp ứng nhu cầu phát triển, thậm chí trở thành điểm nghẽn.
Hệ thống cảng cạn (ICD) khai thác vượt thiết kế và 5/6 cảng ICD tại thành phố đã có quyết định di dời nên hoạt động đơn lẻ, ít liên kết và khả năng kết nối nội địa yếu. Các mức phí thu ở mỗi cảng chưa thống nhất. Các loại lệ phí, phí cầu đường còn cao và có nhiều chi phí phát sinh khác trên đường mà doanh nghiệp không thể liệt kê.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào logistics phục vụ cho thương mại điện tử, nếu doanh nghiệp Việt Nam không liên kết, tạo thành một hệ thống các dịch vụ khép kín để cạnh tranh thì nhiều khả năng sẽ bị mất thị phần ngay trên sân nhà.
Về phía doanh nghiệp, đội ngũ doanh nghiệp logistics tuy đông nhưng không mạnh. Họ kinh doanh khá manh mún. Phần lớn doanh nghiệp trong nước chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ, ít giá trị gia tăng hay gia công cho các công ty nước ngoài, chưa có các chương trình, dịch vụ tạo sự khác biệt.
Tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu (80% doanh nghiệp thành lập có vốn điều lệ vài tỷ đồng), thiếu tiếng nói riêng với các hãng tàu nên bị kiểm soát về giá. Về dài hạn, cạnh tranh về giá sẽ không còn, thay vào đó là chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ mới là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp logistics.
Về định hướng phát triển, theo đại diện Sở Công Thương, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin cần được xem là xu hướng tất yếu, ưu tiên của ngành logistics trong giai đoạn 2021-2025 với 2 nhiệm vụ chiến lược là tập trung phát triển logistics cho ngành thương mại điện tử và cung cấp chuỗi dịch vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường châu Á và trung chuyển ra cảng Cái Mép - Thị Vải để đi Âu - Mỹ.
Với đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP. HCM, nhà nước đứng ra xây dựng đề án tổng thể, quy hoạch vị trí, chính sách còn triển khai thực hiện, điều hành là các doanh nghiệp làm. Các trung tâm sẽ do các nhà đầu tư hạ tầng chính bỏ vốn để xây dựng, phát triển toàn bộ và họ chỉ sử dụng một phần, trong từng phân khu hoạt động sẽ có các nhà đầu tư thành phần thuê lại để chia nhỏ cho các đối tác có nhu cầu.
Vì vậy, để thu hút vốn của các doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển ngành logistics như mong muốn, cần có những hỗ trợ vượt bậc từ nhà nước về các cơ chế, chính sách, cũng như hoàn thiện việc kết nối về hạ tầng giao thông. Cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành để hình thành đầu mối trong lĩnh vực dịch vụ logistics, kết nối được các vùng trong cả nước, trong bối cảnh nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố có xu hướng dần dịch chuyển sang các tỉnh thành khác.
Cả nước hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp (doanh nghiệp) chuyên nghiệp, trong đó các doanh nghiệp logistics đa quốc gia hàng đầu trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam. Quy mô thị trường dịch vụ logistics Việt Nam tuy nhỏ (khoảng 2% - 4% GDP), nhưng tốc độ tăng trưởng rất cao, ước tăng 20% - 25%/năm.
Điều quan trọng, nền kinh tế Việt Nam dự báo trong 10 năm tới vẫn sẽ tăng trưởng vượt trội trong khu vực Đông Nam Á, lợi thế về bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, ngành thương mại điện tử phát triển với tốc độ cao... là những điểm cộng để phát triển logistics.
Về hạ tầng kỹ thuật, căn cứ nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa trong khu vực và xuất nhập khẩu, dựa trên quỹ đất hiện có, Sở Công Thương đề xuất với UBND TP. HCM xây dựng 7 trung tâm logistics gồm: Long Bình, Cát Lái, Linh Trung, khu công nghệ cao ở TP Thủ Đức; trung tâm logistics Tân Kiên ở huyện Bình Chánh; trung tâm logistics Củ Chi ở huyện Củ Chi và trung tâm logistics Hiệp Phước ở huyện Nhà Bè. Dự kiến, tổng diện tích của các trung tâm này 623ha.
Theo đại diện Sở Công Thương TP. HCM, nếu đề xuất này được thông qua thì trung tâm logistics Linh Trung và trung tâm logistics Cát Lái sẽ triển khai xây dựng vào năm 2023. Trung tâm logistics Linh Trung giáp ranh với luồng hàng của Bình Dương và Đồng Nai. Có thể xem các kho hàng này giống như cái phễu rót hàng về TP. HCM, hàng muốn về TP. HCM thì đi qua khu vực của Linh Trung là đường ngắn nhất.
Ban Quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp TP. HCM và Ban Quản lý Khu công nghiệp Linh Trung cũng đề nghị Sở Công Thương tham mưu với UBND TP cho phép tham gia vào trung tâm, khi đó sẽ mở rộng khu vực này ra và giải quyết được bài toán logistics nội địa
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.