Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo dự thảo đề cương, hệ thống đường sắt đô thị TP. HCM được quy hoạch cách đây 10 năm với tổng chiều dài 220km, tổng mức đầu tư khoảng 25 – 30 tỷ USD.
Đến nay, TP. HCM mới đang triển khai xây dựng 2 tuyến với tổng chiều dài hơn 30km. Cụ thể, Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), dài 19,7km, tổng vốn hơn 43.700 tỉ đồng được khởi công từ năm 2012 hiện đạt gần 96% khối lượng, dự kiến đưa vào vận hành khai thác thương mại năm 2024.
Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) dài hơn 11km, tổng vốn gần 47.900 tỉ đồng, hiện đang giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật, dự kiến khởi công năm 2025, hoàn thành thi công năm 2030.
Theo MAUR, hiện dân số tại TP. HCM ngày càng tăng nên có sự thay đổi rất lớn so với thời điểm nghiên cứu quy hoạch mạng lưới metro cách đây 10 năm.
Một số quận, huyện ngoại thành của TP. HCM đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều khu công nghiệp được đầu tư mạnh mẽ nhưng thiếu sự gắn kết hoặc định hướng quy hoạch phát triển thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt, tại khu vực này, cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc kết nối các trung tâm hành chính, thương mại chưa hiệu quả.
Bên cạnh đó, phạm vi lập quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị hiện nay chỉ dừng lại ở quy hoạch hướng tuyến, vị trí nhà ga, chưa gắn với quy hoạch phát triển đô thị dọc tuyến theo mô hình TOD.
Từ đó dẫn đến không đồng bộ giữa phát triển đường sắt và phát triển đô thị (đặc biệt là trong phạm vi 500 - 1.000m xung quanh các nhà ga đường sắt đô thị), không tạo được nguồn tài chính giá trị gia tăng từ quỹ đất để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị của TP. HCM.
So sánh với một số đô thị hiện đại trong khu vực, Singapore (diện tích 728km2, dân số khoảng 6 triệu người) hiện có 130km đường sắt đô thị; Quảng Châu (diện tích 7.434km2, dân số khoảng 18,6 triệu người) có 875km đường sắt đô thị và quy hoạch là 2.029km; Thẩm Quyến (diện tích 2.050km2, dân số khoảng 17,5 triệu người) có 559km đường sắt đô thị và quy hoạch 1.142 km; Seoul (diện tích 605km, dân số khoảng 10 triệu người) có 327km đường sắt đô thị...
Từ đó, MAUR cho rằng TP. HCM có diện tích 2.091km2 với quy hoạch 220km đường sắt đô thị là chưa tương xứng nếu so với các đô thị nêu trên.
Do đó, cần thiết điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị TP. HCM đến năm 2035 là khoảng 400km và tầm nhìn sau năm 2035 khoảng 800 - 1.000km.
Cụ thể, TP. HCM cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị dựa trên kết quả khảo sát dân số, các định hướng phát triển kinh tế vùng, khu vực, dựa vào các điều kiện tự nhiên, địa hình, mức độ ưu tiên... để đề xuất bổ sung thêm tuyến mới hoặc điều chỉnh hướng tuyến để đáp ứng với nhu cầu thực tế và sự phát triển trong tương lai.
MAUR đề xuất lập đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP. HCM để trình Quốc hội thông qua tháng 5/2024 và triển khai các năm sau đó.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.