Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đại diện hệ thống siêu thị Co.opmart, từ trưa 6/7 đến sáng 7/7/2021, lượng khách dồn tới các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food và số lượng đơn hàng online của các siêu thị này đã tăng gấp 5 lần.
Sáng 7/7, từ trước 6 giờ 30 sáng (giờ mở cửa quầy thực phẩm ở một số siêu thị) người dân đã xếp hàng để được vào mua. Từ sau 9 giờ sáng, ở một số cửa hàng và 1 số quầy ở siêu thị lớn đã bắt đầu trống. Do sức mua tăng mạnh nên có hiện tượng nhân viên không kịp bổ sung. Các mặt hàng khách đang chọn mua nhiều là thực phẩm tươi sống, thịt các loại, rau củ quả, và nhóm thực phẩm khô như mì gói, bún, phở... Hầu hết các siêu thị vẫn áp dụng quy định giới hạn lượng khách vào mua sắm theo nguyên tắc đảm bảo an toàn chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, các siêu thị có diện tích lớn cho khách hàng vào mua sắm khá đông.
Bộ phận kinh doanh Saigon Co.op cho biết ngay trong đêm 6/7 đã thực hiện điều phối hàng hoá cho ngày 7/7 với sản lượng tăng gấp 3-4 lần ngày thường nhưng vẫn không kịp đáp ứng.
Kênh bán hàng online cũng đang trong tình trạng quá tải. Các app mua hàng của VinID, hay hệ thống online của các siêu thị Co.opmart, MM Mega, Big C, Bách Hóa Xanh, Lottemart... đều có tình trạng rất khó truy cập hoặc hết hàng. Chiều 6/7, website, ứng dụng mua hàng của một số siêu thị và ứng dụng đi chợ giùm chỉ còn cho phép đặt mua rất ít loại thực phẩm tươi sống. Trong đó, rau củ quả và thịt heo là những mặt hàng khó mua nhất, kế đến là nhóm hàng thủy hải sản. Hàng loạt cửa hàng Co.opFood trên Grab còn được dán nhãn tạm đóng cửa và ghi chú thời gian mở lại vào tối 6/7 hoặc ngày 7/7.
Đại diện các siêu thị đều xác nhận, lượng đơn đặt hàng online đang quá tải. Việc giao hàng chậm là do người dân đổ xô đặt mua nên các hệ thống không thể đáp ứng ngay tức thời.
Theo các doanh nghiệp ngành bán lẻ, hiện tượng khách hàng đổ xô đi mua sắm trong ngày 6/7 là do có nhiều thông tin bất lợi liên quan đến dịch Covid-19 như tạm ngưng hoạt động nhiều chợ truyền thống và chợ đầu mối; một số cửa hàng tiện lợi và siêu thị tạm ngưng kinh doanh…
Tính đến sáng 7/7, TP. HCM đã có 125/234 chợ truyền thống tạm ngưng do có liên quan ca nhiễm Covid-19. Đáng chú ý là 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm lớn cung cấp đến 70% nguồn thực phẩm tươi sống hàng ngày cho người dân TP. HCM là Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức cũng tạm ngưng hoạt động..
Sở Công Thương TP. HCM đã gửi văn bản đến 22 Sở Công Thương các tỉnh đề nghị thông tin đến các thương nhân trên địa bàn đang kinh doanh hàng hóa tại các chợ đầu mối, hướng dẫn họ tổ chức giao dịch, đưa hàng trực tiếp đến các chợ truyền thống.
Các doanh nghiệp đang cung ứng hàng hóa trên kênh bán lẻ hiện đại đều đánh giá lượng lương thực thực phẩm không hề thiếu, nhưng do tâm lý đám đông dồn dập đổ dồn về các kênh mua sắm khiến siêu thị, cửa hàng, các trang bán hàng online nên dẫn đến quá tải cục bộ, tắc nghẽn.
Đại diện hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op kêu gọi: “Người dân không nên nôn nóng tích trữ hàng hóa, không nên mua sắm dồn dập sẽ tạo áp lực lớn, gây quá tải hệ thống phân phối dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn”. Hệ thống này trữ hàng và bình ổn giá trong tối thiểu 6 tháng tới đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm như đường, gạo, dầu ăn, muối, nước mắm, dầu ăn, thực phẩm khô.... Từ chiều 6/7 và trong sáng 7/7 lượng hàng cung ứng cho các điểm bán đã tăng gấp 3-5 lần.
Vincommerce cũng đang tăng nguồn lực 20% cho khách đến mua sắm trực tiếp, đơn online tăng 50% so với ngày trước đó.
Tập đoàn Central Retail, đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Go!, Big C... cũng đang tăng cường hết công suất khi thấy lượng khách mua hàng tại siêu thị tăng 2-3 lần so với trước đó.
Đại diện Sở Công Thương TP.HCM cũng khẳng định các kênh bán lẻ hiện đại trên địa bàn bù đắp được nguồn cung cho thị trường, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Liên quan đến việc chợ đầu mối tạm ngừng hoạt động, TP. HCM dự kiến bố trí 3 vùng đệm tại huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và TP. Thủ Đức để các chủ hàng trao đổi tài xế tiếp tục vận chuyển hàng hóa; hoặc sẽ thực hiện lên xuống hàng hóa tại khu vực không tiếp giáp với khu dân cư, thực hiện được các yêu cầu giãn cách.
Về hệ thống phân phối, Sở Công thương TP. HCM sẽ có thống kê theo từng quận huyện, TP. Thủ Đức và thông báo về những điểm (chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích, siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa có cung ứng thực phẩm…) đang hoạt động cho người dân nắm. Đồng thời, Sở Công thương cũng phối hợp với Saigon Co.op, Satra, Vissan cùng các đơn vị phân phối hiện đại chuẩn bị phương án hỗ trợ điểm bán cho người dân, nếu địa phương có đề nghị.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.