Trụ sở chuyển về Trung Quốc, Volvo sắp bị sáp nhập?

Thanh Thư - 06/11/2020 11:01 (GMT+7)

Khi một nhà sản xuất Trung Quốc vào cuộc để cứu thương hiệu xe hơi Thụy Điển Volvo, sự kiện này đã được chào đón nồng nhiệt. Một thập kỷ sau, các kế hoạch hợp nhất giữa 2 thương hiệu đang được tranh luận trong bầu không khí căng thẳng hơn.

VNF
Trụ sở chuyển về Trung Quốc, Volvo sắp bị sáp nhập?

Năm 2009, tại Thượng Hải, cuộc họp giữa lãnh đạo Volvo và “Henry Ford” của Trung Quốc đã bắt đầu bằng một chuyến xe buýt nhỏ và kết thúc tại một trong những khách sạn sang trọng nhất thành phố này. Ở đó, họ đã thành lập một liên minh để cứu được nhà sản xuất ôtô Thụy Điển Volvo.

Chủ tịch của Zhejiang Geely Holding, Li Shufu, hứa rằng khi sở hữu thương hiệu, ông sẽ cho phép Volvo giữ tên và hoạt động độc lập. Kể từ đó, ông đã đầu tư 10 tỷ USD khi giá trị của Volvo đã tăng gấp 10 lần trong thập kỷ qua. Ngay cả khi xảy ra đại dịch, doanh số của Volvo vẫn tăng so với kết quả ảm đạm của các đối thủ.

Văn phòng và nhà máy của Volvo tại Gothenburg vào tháng 5/2020. Nhà sản xuất ôtô này là trung tâm kinh tế của miền tây Thụy Điển, sử dụng 19.000 nhân lực

Trong khi đó, lãnh đạo Volvo, ông Magnus Sundemo, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại nhà riêng: “Chúng tôi bắt đầu tin rằng mình có thể cạnh tranh với Audi, BMW và Mercedes. Chúng tôi đã lấy lại sự tự tin của mình”.

Nhưng các giới hạn của sự tự do đó ngày càng rõ ràng, khi Thuỵ Điển bất ngờ ủng hộ cho mối quan hệ ngày càng căng thẳng của Liên minh châu Âu với Trung Quốc. Các chính trị gia và doanh nghiệp Thụy Điển đang đặt câu hỏi liệu nước này có vội vàng tham gia vào mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc hay không.

Năm nay, ông Li đã công bố kế hoạch hợp nhất Volvo Cars với công ty con Geely Auto, tạo ra một công ty toàn cầu mới và về bản chất, “nuốt chửng” toàn bộ hoạt động kinh doanh. Quyết định này đã gây tranh luận gay gắt tại Thuỵ Điển.

Magnus Sundemo, một lãnh đạo vào thời điểm Li Shufu ký hợp đồng với Volvo, cho biết quyền sở hữu mới mang lại “sự tự do gần như hoàn toàn vượt trội”

Những lo ngại từ phía Thụy Điển cho rằng việc sáp nhập có thể đồng nghĩa với việc chuyển trụ sở chính của Volvo sang Trung Quốc hoặc các bộ phận có thể được chế tạo tập trung hơn cho cả 2 thương hiệu, nghĩa là các công ty con của Thụy Điển có thể mất việc.

Cũng có tin đồn rằng ông Li có thể đổi tên công ty thành Volvo-Geely, sử dụng tên Volvo để tăng thêm uy tín cho một thương hiệu ít tên tuổi hơn. Geely không phải là chủ sở hữu nước ngoài đầu tiên của Volvo. Trước đây, hãng này từng thuộc quyền sở hữu của Ford.

Một câu nói của người Thụy Điển định nghĩa thành công trong cuộc sống thông qua 3 chữ V: Volvo, Villa, Vovve - một chiếc Volvo, một ngôi nhà và một chú chó cưng

Tuy nhiên, Volvo là “trái tim” kinh tế đang nóng của miền tây Thụy Điển. Cuồng nhiệt và có phần nhạt nhoà nhưng luôn bền bỉ và hơn hết là an toàn, Volvo trong nhiều thập kỷ đã phản ánh đúng chất Thuỵ Điển.

“Volvo thực sự là cái tên gắn với Thụy Điển vì đất nước nhỏ bé này đã sản xuất một chiếc xe hơi được bán trên toàn thế giới. Đó là chiếc xe an toàn nhất trên thế giới”, Olle Wastberg, một nhà ngoại giao và cựu tổng giám đốc của Viện Thụy Điển cho biết.

Trong nhiều năm qua, Thụy Điển tự hào về việc xây dựng mối quan hệ với các thành phố của Trung Quốc trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và kết nối kinh doanh, cũng như dân chủ và nhân quyền.

Tuy nhiên, hồi tháng 3 năm nay, với lý do Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ và tri thức của Thụy Điển tăng mạnh, Sở An ninh Thụy Điển đã xem Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của nước này sau Nga.

Vào cuối năm 2017, Geely đã trở thành bên liên quan lớn thứ của Volvo, có công ty con Arquus (trước đây là Renault Trucks Defense) chuyên sản xuất xe quân sự.

Vào hồi tháng 5, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về an ninh quốc gia, chính phủ đã đề xuất các quy định mới về sáp nhập và mua lại xe, cho phép các quan chức ngăn chặn việc tiếp quản các công ty Thụy Điển ở nước ngoài.

Nhưng mối đe dọa đã vượt ra ngoài nền kinh tế, cơ quan tình báo cho biết, cảnh báo về những nỗ lực tăng cường của Trung Quốc ảnh hưởng đến các quyền và tự do cơ bản ở Thụy Điển; bằng cách cố gắng gây ảnh hưởng đến các chính trị gia và truyền thông Thụy Điển. Điều đó dường như ám chỉ đến một cuộc tranh cãi về việc bắt giữ một nhà xuất bản có trụ sở tại Hồng Kông, có quốc tịch Thụy Điển.

Sau khi nhà xuất bản Gui Minhai bị bắt cóc ở Thái Lan và bị kết án ở Trung Quốc, Thụy Điển đã vinh danh anh ta với giải thưởng nhân quyền. Điều đó đã khiến Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển Gui Congyou đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc. Ông nói với truyền thông Thụy Điển vào tháng 11/2019: “Chúng tôi chiêu đãi bạn bè bằng rượu ngon nhưng đối với kẻ thù, chúng tôi có súng ngắn”.

Ông Li thành lập Geely, nhà sản xuất ôtô đầu tiên của Trung Quốc không thuộc sở hữu nhà nước, vào năm 1997.

Li Shufu, chủ tịch của tập đoàn Geely, chụp hình trên chiếc Volvo tại Quảng trường Thiên An Môn trước một buổi họp mặt chính thức lớn ở Bắc Kinh vào năm 2011

Các giám đốc điều hành của Volvo và các nhà lãnh đạo khác đã chào đón người Trung Quốc với vòng tay rộng mở, vui mừng khi được làm việc với Ford. Ông Sundemo cho biết, người Mỹ đã làm hoen ố hình ảnh của Volvo đến nỗi khi họ rao bán nó đã thu hút rất ít người mua.

Sau khi bán vào năm 2010, lãnh đạo hãng xe Thụy Điển đã cố gắng làm hài lòng chủ sở hữu Trung Quốc. Khi công ty muốn mua đất để xây dựng một trung tâm nghiên cứu ở Gothenburg, thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển, chính quyền đã bán cho họ một lô đất với mức chiết khấu hậu hĩnh. Họ cũng hủy bỏ việc xây dựng một trường học trên cùng khu đất và giúp Geely khánh thành trung tâm tại Thụy Điển.

Tại Gothenburg, các mẫu xe Volvo mới được trưng bày ở sảnh đến của sân bay. Trong thị trấn, dường như mọi chiếc xe đi lại đều là Volvo. Mất Volvo, giống như Saab trước đó, sẽ rất đau thương.

Bất chấp mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ của thành phố với Trung Quốc, ông Bernmar, một nhà phê bình nhân quyền của Trung Quốc, đã dẫn đầu nhóm ủng hộ cắt đứt quan hệ hữu nghị giữa Gothenburg và Thượng Hải, với lý do Bắc Kinh trở nên độc đoán dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhà máy sản xuất Volvo tại Gothenburg vào năm 2017

Trong những năm gần đây, 11 thành phố của Thụy Điển đã cắt đứt quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, với một số lý về nhân quyền của nước này. Ông Bernmar nói: “Khi bạn làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc là bạn cũng qua lại với chính phủ Trung Quốc”.

Volvo từ chối bình luận về đề xuất sáp nhập, nói rằng các chi tiết vẫn đang được tranh luận. Tuy nhiên, nhiều người Thụy Điển lo sợ rằng việc người Trung Quốc tiếp quản toàn bộ có thể làm giảm đi những bước tiến đáng kể mà công ty đã đạt được trong việc tái thiết thương hiệu.

“Chúng tôi là những người yêu thích Thụy Điển và Volvo là đại diện cho một cái gì đó. Chúng tôi muốn điều đó được duy trì”, bà Margitin, thuộc hiệp hội kỹ sư cho biết.

Đối với ông Sundemo, hiện đã nghỉ hưu, việc sáp nhập sắp xảy ra là một thảm họa và là một ví dụ về việc Thụy Điển bán hết các ngành công nghiệp của mình. Ông cho biết người Trung Quốc thích chạy nhanh về phía trước, trong khi người Thụy Điển chậm hơn.

Ông vẫn hài lòng với cách công ty đã phát triển kể từ khi Geely mua nó, nhưng ông Sundemo cảm thấy động thái mới nhất có thể có động cơ chính trị. “Có lẽ tất cả chúng ta đều có một chút ngây thơ”, ông nói.

Xem thêm: Volvo và Geely lên kế hoạch sáp nhập, hàng nghìn công nhân tại Thuỵ Điển sắp mất việc?

Theo Thời Đại
Cùng chuyên mục
Tin khác