Trung Quốc ăn sầu riêng từ cơm đến cùi, Việt Nam trúng đậm 3 tỷ USD

Thuỳ Dương - 24/10/2024 10:45 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Người dân ở quốc gia tỷ dân này mê sầu riêng đến mức ăn từ cơm đến vỏ. Nhờ đó, Việt Nam trúng đậm, dự kiến thu 3 tỷ USD chỉ trong 10 tháng.

Nhiều năm nay, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Quốc gia này năm 2023 đã chi ra gần 7 tỷ USD để bao mua lượng lớn sầu riêng từ các quốc gia Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là của Thái Lan và Việt Nam. Ở Trung Quốc, người dân mê sầu riêng đến mức ăn từ cơm cho đến vỏ.

Theo đó, phần cơm sầu riêng chín mềm với vị ngọt đậm đà và béo ngậy được ăn trực tiếp, làm nguyên liệu để chế biến ra nhiều món bánh, kẹo sầu, kem sầu,... Thậm chí, cơm sầu còn được nhúng lẩu hay kết hợp với chanh leo và phô mai làm nước sốt chấm hải sản.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cùi sầu riêng có tính ấm, vị hơi đắng chát, quy vào kinh can, phổi, thận nên có tác dụng bồi bổ sức khỏe, làm ấm phổi, xua tan cảm lạnh, giúp giảm tình trạng suy nhược...

Do đó, ngoài phần cơm sầu, người dân tại quốc gia tỷ dân này còn đem vỏ sầu riêng gọt sạch gai xanh bên ngoài để lấy phần cùi trắng. Cùi sầu riêng được thái nhỏ thành từng miếng, cho vào món gà hầm, món canh sườn lợn.

Xuất khẩu sầu riêng qua các năm

Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN - PTNT) nhận định, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc vì quy mô thị trường này sẽ nhanh chóng chạm mốc 10 tỷ USD trong thời gian tới.

Thực tế, kể từ giữa năm 2022, khi sầu riêng chính thức có “giấy thông hành” tại thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu loại quả này liên tiếp lập kỷ lục lịch sử.

Cụ thể, nếu năm 2021, xuất khẩu sầu riêng thu về vỏn vẹn 178 triệu USD thì sau đó tăng nhanh lên 421 triệu USD vào năm 2022. Đến năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng lập kỷ lục 2,24 tỷ USD, chính thức trở thành “trái cây tỷ USD” mới của Việt Nam.

Năm nay, mới 9 tháng, nhưng theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu quả sầu riêng (mã HS 0810.60.00) đã đạt 2,66 tỷ USD, tăng mạnh 63,7%, tương ứng tăng 1,04 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. “Trái cây vua” của Việt Nam tiếp tục xô đổ kỷ lục của cả năm 2023 dù còn 3 tháng nữa mới kết thúc năm 2024.

Đáng chú ý, 95% lượng sầu riêng của nước ta được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, các thị trường khác chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn.

Mới đây, Việt Nam tiếp tục ký nghị định thư với Trung Quốc để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh chính ngạch sang thị trường này. Các doanh nghiệp dự tính, những lô sầu riêng đông lạnh đầu tiên của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc vào tháng 11 năm nay.

Theo Bộ NN - PTNT, tính đến hết tháng 9 năm nay, sản lượng sầu riêng của nước ta đã thu hoạch đạt gần 985.000 tấn, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, sản lượng cả năm ước đạt 1,2 triệu tấn. Còn nhiều vùng trồng cho thu hoạch vào những tháng cuối năm.

Trong khi đó, Hiệp hội Rau quả Việt Nam ước tính, hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 3 tỷ USD.

Cùng chuyên mục
Thương vụ M&A với Mitsubishi sắp xong, Masan có thêm 30 triệu USD để trả nợ

Thương vụ M&A với Mitsubishi sắp xong, Masan có thêm 30 triệu USD để trả nợ

(VNF) - Masan cho biết, việc bán H.C. Starck cho Mitsubishi Materials Corporation với giá mua cổ phần là 134,5 triệu USD dự kiến​​ sẽ hoàn tất trước cuối năm 2024. Khi đó, MHT ​​sẽ được hưởng lợi từ việc tăng LNST trong dài hạn lên 20-30 triệu USD. Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được dùng để giảm nợ của MHT...

FTA Index: Kỳ vọng về chỉ số hội nhập thương mại cấp tỉnh thành

FTA Index: Kỳ vọng về chỉ số hội nhập thương mại cấp tỉnh thành

(VNF) - Để xây dựng chỉ số FTA Index, hơn 4.000 doanh nghiệp thuộc 63 tỉnh, thành phố có hoạt động xuất khẩu hàng hóa hoặc nhập khẩu hàng hóa, thuộc một số ngành kinh tế trực tiếp liên quan đến tận dụng các FTA đã được điều tra.

Tận dụng FTA: Năm vấn đề lớn của thủy sản Việt Nam

Tận dụng FTA: Năm vấn đề lớn của thủy sản Việt Nam

(VNF) - Hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra cơ hội to lớn cho ngành thủy sản Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường đầu tư và thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành.

Chưa được nâng hạng đã lo rớt hạng vì thiếu cổ phiếu chất lượng

Chưa được nâng hạng đã lo rớt hạng vì thiếu cổ phiếu chất lượng

(VNF) - Việc đa dạng hóa và gia tăng số lượng hàng hóa trên sàn chứng khoán được xem là cần thiết trước thềm nâng hạng. Tuy nhiên để trụ hạng sau khi nâng hạng, chuyên gia cho rằng cần chú trọng cả vấn đề chất lượng hàng hoá.

‘Ông chủ’ nhà máy động cơ 260 triệu USD: Từ vận tải đến công nghiệp ô tô

‘Ông chủ’ nhà máy động cơ 260 triệu USD: Từ vận tải đến công nghiệp ô tô

(VNF) - “Ông chủ” phía sau Nhà máy sản xuất động cơ ô tô Kim Long Huế có tổng mức đầu tư 260 triệu USD tại Thừa Thiên Huế là đại gia Nguyễn Hữu Luận, người sáng lập của Tập đoàn Phương Trang.

'Bộ Công thương đang nghiên cứu phát triển điện hạt nhân'

'Bộ Công thương đang nghiên cứu phát triển điện hạt nhân'

(VNF) - Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, việc nghiên cứu về điện hạt nhân đã có từ nhiều năm trước, việc khôi phục đầu tư, phát triển điện hạt nhân tại dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đang trình Quốc hội nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Nợ 95 tỷ tiền thuế, Xây dựng 179 nhận lệnh cưỡng chế

Nợ 95 tỷ tiền thuế, Xây dựng 179 nhận lệnh cưỡng chế

(VNF) - Công ty cổ phân Xây dựng 179 vừa bị Cục Thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

Thua lỗ trăm tỷ, Thương mại – du lịch - đầu tư Cù Lao Chàm vẫn hút về 576 tỷ đồng trái phiếu

Thua lỗ trăm tỷ, Thương mại – du lịch - đầu tư Cù Lao Chàm vẫn hút về 576 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần Thương mại – du lịch - đầu tư Cù Lao Chàm thua lỗ hàng trăm tỷ vẫn huy động hành công 5.760 trái phiếu với tổng trị giá 576 tỷ đồng.

G7 cho Ukraine vay 50 tỷ USD, bảo lãnh bằng tài sản của Nga

G7 cho Ukraine vay 50 tỷ USD, bảo lãnh bằng tài sản của Nga

(VNF) - Theo một quan chức Nhà Trắng, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã công bố vào ngày 23/10 rằng họ đã hoàn thiện kế hoạch cấp cho Ukraine khoản vay 50 tỷ USD bằng cách sử dụng tài sản bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga.