'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Thung lũng Silicon vẫn được coi là ''thủ đô startup'', nơi hội tụ các nhân tài khởi nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, vị thế này đang bị đe dọa khi theo sát là Bắc Kinh và Thượng Hải, với sự bùng nổ của khởi nghiệp tại hai thị trường châu Á này trong năm những năm qua.
Theo khảo sát từ CB Insights, Mỹ là nơi có hệ sinh thái khởi nghiệp ổn định, hầu hết các startup ở giai đoạn phát triển sau ươm tạo và thử nghiệm. Tuy nhiên, 50% các thành phố được xếp loại có tốc độ tăng trưởng nhanh nổi bật lại tập trung ở châu Á.
Số liệu thu thập được từ Statistic chỉ ra, trong vòng 5 năm, từ 2012 đến 2017, Trung Quốc chiếm 80% tổng số các công ty khởi nghiệp có giá trị trên một tỷ USD, hay được gọi là "kỳ lân" của châu Á. Trong đó, số lượng ''kỳ lân'' mới ở Bắc Kinh và Thượng Hải lần lượt là 29 và 17. Cùng giai đoạn, thung lũng Silicon sản sinh ra 57 ''kỳ lân''. Con số này ở New York là 13.
S
Số lượng ''kỳ lân'' ở các thành phố lớn tại châu Á (2012-2017). Nguồn: CB Insights.
''Bản đồ startup 'kỳ lân' trên thế giới đang thay đổi đáng kể trong 5 năm qua, khi Mỹ và châu Âu vốn là nơi sản sinh ra các công ty tỷ đô thì nay, Trung Quốc đang nhanh chóng đuổi kịp các thị trường này, thậm chí đã bám sát Mỹ và 'vượt mặt' cả châu Âu'', Arik Speier, giám đốc công nghệ của KPMG Israel nhận định.
Kể từ năm 2012, riêng các startup ở Bắc Kinh huy động được 72 tỷ USD, chỉ đứng sau thung lũng Silicon với 140 tỷ USD. New York đạt 36 tỷ USD và Thượng Hải là 23 tỷ USD.
Về số lượng công ty khởi nghiệp mới ra đời có giá trị trên một tỷ USD, Mỹ vẫn đứng đầu với 17 stratup. Cũng theo CB Insights, hiện có 215 kỳ lân trên toàn thế giới, Mỹ chiếm 107 trong tổng số, chủ yếu tập trung tại California.
Tuy Mỹ chiếm vị thế áp đảo, nhưng Trung Quốc mới là quốc gia thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của các startup ''kỳ lân'', với số lượng tăng nhanh từ 8 công ty năm 2014 tới 56 tính tới giữa năm 2017. Phần lớn các ''kỳ lân'' mới tại nước này hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử...
''Các công ty tỷ đô phát triển theo xu hướng mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến đang ngày càng tăng lên của tầng lớp trung lưu Trung Quốc'', William Altman, chuyên gia phân tích từ CB Insights nhận định. Nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng nội địa cũng được cho là yếu tố mang lại giá trị và hấp dẫn các dòng vốn đầu tư tư nhân.
Khởi nghiệp của Trung Quốc cũng được đẩy mạnh trong các lĩnh vực công nghệ ''nóng'' như trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị không người lái, bảo mật dữ liệu...với sự hỗ trợ từ Chính phủ nước này. Đơn cử như với AI, startup Trung Quốc đang dẫn đầu khoản đầu tư mạo hiểm ở lĩnh vực này, chiếm 48% trên toàn cầu, trong khi Mỹ chiếm 38%, theo CB Insights.
Các ''kỳ lân'' tiêu biểu từ Trung Quốc có thể kể đến Didi Chuxing, startup gọi xe lớn nhất tại Trung Quốc được định giá trên 50 tỷ USD tính đến tháng 12/2017, hãng sản xuất smartphone Xiaomi, nhà sản xuất máy bay không người lái DJI, Công ty Beijing Mobike Technology…
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.