Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đối phó với Covid-2019, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nới lỏng trong ngắn hạn để ổn định nền kinh tế như: tung ra thị trường hơn 240 tỷ USD thông qua hợp đồng mua lại trên hệ thống ngân hàng để tạo thanh khoản; khuyến khích cho vay tín dụng, cho vay trung và dài hạn, rút ngắn thời gian xem xét các đơn xin vay và giải ngân các khoản vay trong vòng hai ngày để các doanh nghiệp liên quan chống chọi với ảnh hưởng của dịch;
Trì hoãn thanh toán các khoản vay; giảm lãi suất vay và miễn lãi quá hạn cho các khoản vay, cung cấp các khoản vay mới cho các công ty có thanh khoản thấp; cắt giảm thuế hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ nhằm bảo đảm nguồn cung; giảm chi phí đầu vào như khấu trừ thuế và miễn, giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp; thành phố Bắc Kinh và Tô Châu cho phép chậm nộp bảo hiểm xã hội, miễn lệ phí hành chính, giảm tiền thuê đất thuộc sở hữu nhà nước…
Các động thái của Trung Quốc đang được giới đầu tư theo dõi và đánh giá khác nhau, trong đó có quan điểm hoài nghi về một đợt phá giá của đồng Nhân dân tệ.
Trao đổi với VietnamFinance về điều này, TS Cấn Văn Lực - Giám đốc Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV, cho rằng việc hoài nghi Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ là “thiếu cơ sở”.
“Trung Quốc có nhiều biện pháp kinh tế, ví dụ giảm lãi suất, tung ra gói kích thích kinh tế hoặc nới lỏng tài khóa như giảm thuế, tăng đầu tư công, còn việc phá giá tiền tệ thì luôn có hai mặt. Trong bối cảnh hiện nay Nhân dân tệ đã và đang mất giá do kinh tế Trung Quốc có vấn đề rồi, giờ phá giá tiếp thì việc đó có hỗ trợ cho xuất khẩu của Trung Quốc hay không?
“Ngay cả năm ngoái chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng như vậy mà Trung Quốc cũng gần như không phá giá nội tệ, vì phá giá tuy có lợi một chút cho xuất khẩu nhưng gây tác động tiêu cực đến nhiều thứ như nhập khẩu, nợ nước ngoài và có thể làm nhà đầu tư hoảng loạn tháo chạy khỏi Trung Quốc. Như thế thì càng nguy hiểm chứ không phải tích cực gì”, ông Lực nói.
Liên quan đến Việt Nam, nhằm ứng phó với dịch bệnh do Covid-2019 gây ra, một gói cứu trợ kinh tế vẫn là vấn đề đang được Chính phủ để ngỏ. Nói về vấn đề này, TS Lực cho rằng “chưa nên có ngay một gói kích thích kinh tế”.
Thay vào đó, ông Lực khuyến nghị Chính phủ nên xem xét “nới lỏng nhẹ tiền tệ và tài khóa”.
“Trung Quốc là tâm dịch, cộng với khó khăn từ năm ngoái nên năm nay đương nhiên phải có gói kích thích kinh tế mạnh. Nhưng Việt Nam thì phải tỉnh táo hơn. Việt Nam chỉ hắt hơi, sổ mũi thì nên có sự điều chỉnh phù hợp chứ không thể uống thuốc nặng liều như Trung Quốc được”, TS Lực ví von.
Theo TS Lực, các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện như chỉ đạo các tổ chức tín dụng miễn giảm phí, cho vay mới đối với doanh nghiệp khó khăn vì dịch bệnh… đang đúng hướng. Còn trong trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu hơn, Ngân hàng Nhà nước có thể tính đến phương án giảm lãi suất, hỗ trợ thanh khoản…
Cũng về vấn đề này, trong một báo cáo mới đây, TS Cấn Văn Lực và Viện Đào tạo-nghiên cứu BIDV có thêm lưu ý về giải pháp gói kích thích kinh tế. Theo đó, nhóm tác giả nhấn mạnh gói kích thích này chỉ dùng trong trường hợp xấu nhất xảy ra, trong đó cần đặc biệt lưu ý về đối tượng áp dụng hỗ trợ, liều lượng và phương thức hỗ trợ.
“Kinh nghiệm năm 2009 cho thấy tính hiệu quả của việc dùng gói này không cao”, báo cáo viết.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.