Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo số liệu được giới chức Trung Quốc cung cấp mới đây, nước này đã nhập khẩu 1,58 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên của Nga trong 6 tháng gần đây thông qua đường ống dẫn khí đốt xuyên biên giới Power of Siberia.
Đường ống dẫn năng lượng này đi vào hoạt động từ đầu tháng 12/2019, được xem như một biểu tượng cho chính sách của Tổng thống Vladimir Putin về xoay trục sang các nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực châu Á, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow với phương Tây giảm xuống mức thấp.
Điểm xuất phát của Power of Siberia là "vựa" khí đốt của Nga ở vùng phía Đông Siberia. Chạy qua khu vực rộng 3.000km trên lãnh thổ nước Nga và 5.111km trên lãnh thổ Trung Quốc, đường ống này sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ năng lượng to lớn của Trung Quốc.
Năm 2014, Gazprom, nhà sản xuất khí đốt lớn nhất của Nga, đã ký với Tổng công ty Xăng dầu Quốc gia Trung Quốc (CNPC) một hợp đồng trị giá 400 tỷ USD để cung cấp tới 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm trong thời gian 30 năm. Hợp đồng được ký vào năm 2014 sau hơn 1 thập kỷ đàm phán và trở thành hợp đồng lớn nhất lịch sử Gazprom.
Gazprom dự kiến ban đầu cung cấp cho Trung Quốc 10 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày thông qua Power of Siberia, và nâng công suất lên mức tối đa vào năm 2025.
Cũng theo Gazprom, mức xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc qua đường ống này tối thiểu phải đạt 5 tỷ mét khối trong năm 2020, 10 tỷ mét khối trong năm 2021, và 15 tỷ mét khối trong năm 2022.
Gazprom không công bố mức giá bán khí đốt cho Trung Quốc, nhưng ông Putin từng nói rằng giá khí đốt bán cho Trung Quốc sẽ dựa trên giá dầu, tương tự như công thức mà Moscow áp dụng với khách hàng châu Âu.
Xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc, Nga sẽ phải cạnh tranh với những nhà cung cấp bằng đường biển như Qatar và Australia. Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng nhanh của Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải có thêm đường ống dẫn khí và hạ tầng khí hóa lỏng.
Tiêu thụ khí đốt ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á, tăng mạnh trong những năm gần đây, khi Chính phủ nước này yêu cầu các hộ gia đình và nhà máy tăng cường dùng khí đốt thay cho than để hạn chế gây ô nhiễm không khí. Nhập khẩu chiếm 43% tổng nguồn cung khí đốt ở Trung Quốc trong 2018, trong đó khoảng 40% nhập khẩu qua các đường ống từ khu vực Trung Á và Myanmar, phần còn lại là khí hóa lỏng.
Xem thêm >> Mỹ dọa không chia sẻ tin tình báo nếu Canada cho Huawei tham gia xây mạng 5G
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.