TS Đinh Thế Hiển: ‘Khủng hoảng Evergrande không ảnh hưởng thị trường Việt Nam’

Lệ Chi - 03/10/2021 17:54 (GMT+7)

(VNF) - TS Đinh Thế Hiển nhận định khủng hoảng Evergrande tác động lớn đến thị trường Trung Quốc nhưng vụ việc không ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Việt Nam. Mặc dù khủng hoảng này đặt trong bối cảnh thị trường Trung Quốc và Việt Nam có một số điểm giống nhau nhưng không đáng lo ngại.

VNF
TS Đinh Thế Hiển

Thời gian gần đây, sự kiện Evergrande - Tập đoàn bất động sản khổng lồ của Trung Quốc gánh khối nợ hơn 300 tỷ USD và đứng trên vực phá sản do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn đã gây chấn động thị trường thế giới.

“Quả bom nợ Evergrande” làm dấy lên những lo ngại đối với hệ thống tài chính và thị trường bất động sản không chỉ riêng của Trung Quốc mà còn lan ra nhiều nền kinh tế của các quốc gia liên quan.

Liệu rằng cú sốc Evergrande có ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Việt Nam hiện là chủ đề đang được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

“Bom nợ Evergrande” lộ ra nhiều điểm tương đồng BĐS Việt Nam và Trung Quốc

Trả lời về vấn đề này, TS Đinh Thế Hiển nhận định khủng hoảng Evergrande tác động lớn đến thị trường Trung Quốc nhưng vụ việc không ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Việt Nam.

Nhiều quan điểm cho rằng do Evergrande đầu tư ngoài ngành lớn nên mới sụp đổ, tuy nhiên ông Hiển cho rằng lý do thật ra không phải.

Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến khủng hoảng của Evergrande, theo ông Hiển là do tập đoàn này tăng trưởng quá nóng bằng nguồn vốn vay, đầu tư quá lớn vào bất động sản và không cấu trúc kịp thời.

Hơn nữa, Evergrande còn đặt cược vào thị trường bất động sản Trung Quốc khi đã được cảnh báo từ năm 2015. Quan sát trong giai đoạn 2015 - 2016, Evergrande hoàn toàn có đủ khả năng kiểm soát và xử lý, nhưng tập đoàn này vẫn đẩy mạnh vay nóng để phát triển thay vì cấu trúc lại quy mô để tăng trưởng bền vững hơn.

Tòa nhà của Tập đoàn Evergrande tại Hong Kong

Theo ông Hiển, khủng hoảng của Evergrande đặt trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc và Việt Nam có một số điểm giống nhau.

Thứ nhất, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có điểm tương đồng về sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản. Giá căn hộ tại một số thành phố lớn ở Trung Quốc và Việt Nam đều cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người. Khi thị trường bất động sản tăng trưởng quá nóng sẽ tạo ra những bất hợp lý, xa rời sức mua và trở thành thị trường ảo vì giá quá cao.

Thứ hai, cách thức phát triển của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc và Việt Nam đều chủ yếu dựa vào vốn vay từ ngân hàng, ngoài ra còn có cả trái phiếu. Tại Việt Nam, từ năm 2020 đến nay, thị trường trái phiếu phát triển rất nóng.

Thứ ba, cả 2 nước đều có hình thức bán nhà hình thành trong tương lai giống nhau. Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc đều không có những quỹ đầu tư tài chính đủ lớn và bền vững như quỹ tín thác bất động sản.

Tuy nhiên, ông Hiển đánh giá Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp bất động sản huy động trái phiếu quốc tế quy mô lớn như Trung Quốc. Về nguồn vốn huy động trong nước, có hai nguồn là từ ngân hàng thương mại và nhà đầu tư. Hiện nay, các khoản nợ của doanh nghiệp đại ốc vẫn có sự giám sát của Ngân hàng nhà nước. Bằng chứng là khi thị trường bất động sản phát triển nóng, ngân hàng nhà nước đã siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Dù không chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande, TS Hiển lại cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam đang gặp vấn đề thanh khoản xuống thấp do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 và các đợt phong tỏa diễn ra trong quý III.

Bước sang quý IV, vị chuyên gia dự báo khi dỡ phong tỏa, từng bước mở cửa trở lại, thị trường bất động sản cần ít nhất 6 tháng để dần tìm lại đà phục hồi trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam sớm tăng tốc và duy trì được sự ổn định.

Đưa ra quan điểm không lạc quan như TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại và thời gian tới sẽ không mấy sáng sủa.

Ông Hiếu cho biết chỉ trong mấy tháng vừa qua, các cửa hàng, các trung tâm thương mại tại Hà Nội và TP. HCM đều đóng cửa. Hầu như cả nền kinh tế đóng băng, kéo theo đó là các chủ đầu tư bất động sản đang vô cùng khó khăn trong vấn đề trả nợ ngân hàng. Từ năm ngoái đến nay, có rất nhiều doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu.

“Có thể ở thời điểm hiện tại, họ chưa đến thời hạn để trả nợ. Nhưng sang năm 2022, khi nợ đáo hạn đến gần mà tình trạng đóng băng vẫn tiếp tục thì việc vỡ nợ có thể xảy ra. Tôi nhìn thấy nợ xấu của ngân hàng đang tăng lên, rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp địa ốc cũng đang tăng lên”, ông Hiếu dự báo.

Theo ông Hiếu, khi nợ xấu bất động sản tăng lên cùng với việc doanh nghiệp địa ốc ồ ạt phát hành trái phiếu thời gian qua cũng có thể tạo ra hệ lụy khó lường.

“Ngành địa ốc vẫn dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn cũng đáng quan ngại. Lúc này không nên vẽ nên kịch bản màu hồng để rồi tự bắn vào chân mình”, ông Hiếu cảnh báo.

Nhìn từ bài học Evergrande, ông Hiếu cho rằng doanh nghiệp bất động sản luôn đứng trước nguy cơ bùng nổ khủng hoảng nợ xấu và Việt Nam với cấu trúc vốn của doanh nghiệp bất động sản không bền vững, cũng đứng trước những rủi ro tương tự. Rủi ro của ngành bất động sản luôn song hành cùng với rủi ro của nền kinh tế.

Ông Hiếu phân tích về pháp lý, Việt Nam giống Trung Quốc ở một điểm là đều cho phép các doanh nghiệp bất động sản huy động vốn từ người dân để bán nhà hình thành trong tương lai. Hàng triệu người dân Trung Quốc đã đóng tiền đặt cọc mua nhà, góp tiền cho Evergrande phát triển những dự án nhà ở trong thời gian qua. Nếu doanh nghiệp này phá sản, hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng.

Tương tự, ở Việt Nam cũng không ít người đã đóng tiền đầy đủ theo tiến độ dự án nhưng cuối cùng không được nhận nhà, mất trắng. Các doanh nghiệp kinh doanh tốt, dự án bàn giao đúng tiến độ thì không sao nhưng trong thời gian vừa qua, có rất nhiều dự án kinh doanh dở dang, chủ đầu tư kẹt vốn.

“Tới thời điểm này, tôi cũng chưa rõ số lượng dự án được ngân hàng bảo lãnh, số chứng thư bảo lãnh được phát hành, số vụ bảo lãnh đã thực hiện thành công và có bao nhiêu vụ tranh chấp về vấn đền này. Thị trường từng xảy ra trường hợp không ít dự án công bố có bảo lãnh ngân hàng nhưng khi xảy ra sự cố, người mua nhà lại mất trắng và không được bảo vệ”, ông Hiếu nói và kiến nghị các cơ quan quản lý nên xem lại quy định bảo lãnh của ngân hàng xem đã thực sự hiệu quả hay chưa.

Cùng chuyên mục
Phương án vốn nào cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Phương án vốn nào cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

(VNF) - Quy mô đầu tư của dự án gần 70 tỷ USD là quá lớn đối với bất kỳ một DN Việt Nam nào và đối với cả Chính phủ. Bài toán huy động vốn là rất thách thức nhưng thách thức lớn nhất có lẽ không phải nằm ở vấn đề vốn hay tiền mà đó chính là chúng ta cần một cơ chế làm sao để lựa chọn và triển khai một cách minh bạch, chuyên nghiệp, cộng với sự cải cách mạnh mẽ thị trường vốn Việt Nam để huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư bao gồm tổ chức quốc tế. VietnamFinance xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings về vấn đề này.

 Không còn chuyện 1 dự án mất 3 - 5 năm chưa xong thủ tục hành chính?

Không còn chuyện 1 dự án mất 3 - 5 năm chưa xong thủ tục hành chính?

22/05/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các doanh nghiệp, Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành sẽ hoá giải nỗi sợ "ma trận" thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, kéo dài, đặc biệt doanh nghiệp bất động sản mất 3 - 5 năm hoặc lâu hơn để thực hiện các thủ tục.

Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân

Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân

19/05/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Sự ra đời của Nghị quyết 68 tạo cho doanh nghiệp một động lực mới, một luồng sinh khí mới đã bắt đầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điểm yếu của khu vực tư nhân thể hiện qua sự thiếu vắng các doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn dắt. Do đó, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự lớn mạnh, phải cần các sếu đầu đàn tiên phong.

Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân

Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân

18/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để giảm bớt thủ tục, gây phiền hà, mất thời gian cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giảm bớt áp lực về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động làm ăn của khối tư nhân.

‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’

‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’

17/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Nghị quyết 68 khẳng định rõ tinh thần không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế sẽ khiến doanh nhân yên tâm kinh doanh. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp cận cái mới để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ

Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ

16/05/25 18:30 (GMT+7)

(VNF) - TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, các Báo cáo Kinh tế thường niên cho thấy: cần nhìn nhận lại vai trò của đất đai - một trong những yếu tố sống còn, dưới góc nhìn của khu vực tư nhân.

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

16/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

15/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

14/05/25 13:44 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì trước hết phải có một điểm tựa, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng điểm tựa ấy chính là Nghị quyết 68.

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

14/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

13/05/25 16:46 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.

'Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế'

"Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế"

13/05/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

13/05/25 12:12 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

13/05/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt

 Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

13/05/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

12/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

08/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

04/05/25 18:15 (GMT+7)

(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

04/05/25 10:06 (GMT+7)

(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

04/05/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

02/05/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

01/05/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM:  Lợi thế của người đi sau

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau

25/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

21/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

20/04/25 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.

Tin khác
Phương án vốn nào cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Phương án vốn nào cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

(VNF) - Quy mô đầu tư của dự án gần 70 tỷ USD là quá lớn đối với bất kỳ một DN Việt Nam nào và đối với cả Chính phủ. Bài toán huy động vốn là rất thách thức nhưng thách thức lớn nhất có lẽ không phải nằm ở vấn đề vốn hay tiền mà đó chính là chúng ta cần một cơ chế làm sao để lựa chọn và triển khai một cách minh bạch, chuyên nghiệp, cộng với sự cải cách mạnh mẽ thị trường vốn Việt Nam để huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư bao gồm tổ chức quốc tế. VietnamFinance xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings về vấn đề này.

 Không còn chuyện 1 dự án mất 3 - 5 năm chưa xong thủ tục hành chính?

Không còn chuyện 1 dự án mất 3 - 5 năm chưa xong thủ tục hành chính?

Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân

Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân

Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân

Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân

‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’

‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’

Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ

Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

'Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế'

"Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế"

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

 Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM:  Lợi thế của người đi sau

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’