'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Theo TS Thái, tại hội nghị thượng đỉnh lần này, Mỹ và Triều Tiên đã đàm phán và thống nhất được những nội dung chính về ba vấn đề: thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, phi hạt nhân hóa đi cùng việc dỡ bỏ cấm vận đối với Triều Tiên.
Về vấn đề kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, TS Thái cho hay Mỹ sẵn sàng ký tuyên bố kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, còn Triều Tiên muốn ký hiệp ước hòa bình, có tính ràng buộc pháp lý như Hiệp định Paris đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, Mỹ không chịu ký hiệp ước hòa bình cho bán đảo Triều Tiên. Hơn nữa việc ký một hiệp ước hòa bình cần có sự tham gia của một số nước khác nữa, mà Mỹ không muốn.
Phía Triều Tiên lại rất cần một tuyên bố có ý nghĩa chính trị. Việc ký tuyên bố kết thúc chiến tranh là rất cần thiết đối với Triều Tiên.
Về nguyên tắc, hiện nay đất nước Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Nam giới đi lính nghĩa vụ 10 năm, nữ giới 7 năm, đất nước không đủ lực lượng lao động để tập trung cho công cuộc phát triển kinh tế. Không kết thúc chiến tranh thì đất nước Triều Tiên rất khó tập trung cho nhiệm vụ ưu tiên hiện nay là phát triển kinh tế.
“Mỹ thì không cần tuyền bố này lắm, nhưng ký cũng không mất gì nhiều. Hai bên đã có dự thảo tuyên bố, dài nửa trang A4, nhưng không nói đến việc giải quyết hậu quả chiến tranh”, TS Thái cho hay.
Về vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao, Triều Tiên muốn duy trì liên lạc thường xuyên hơn giữa hai nước, còn Mỹ muốn đi xa hơn. Hai bên đã đồng ý lập văn phòng liên lạc ở mỗi bên. Mỹ đã cho phép phái đoàn 4 người của Triều Tiên từ New York đến Washington khảo sát địa điểm lập văn phòng liên lạc. Mỹ không sẵn sàng lập đại sứ quán,= nhưng Mỹ sẵn sàng cử chuyên gia ngoại giao, quân sự nằm trong văn phòng này. Số lượng người trong mỗi văn phòng chưa được quyết định.
“Vấn đề này đã được đưa vào văn kiện rồi, nhưng rất tiếc, cuối cùng không ký được”, TS Thái thông tin.
Theo TS Trần Việt Thái, đối với vấn đề phi hạt nhân hóa, Mỹ nêu sáu điểm rất cụ thể.
Một là Mỹ yêu cầu kiểm kê đầy đủ (full listing), bao gồm kiểm kê tất cả các cơ sở hạt nhân; số lượng, chủng loại các máy gia tốc; số lượng, chủng loại các đầu đạn hạt nhân; số lượng, chủng loại các phương tiện phóng; số lượng, chủng loại các nguyên liệu hạt nhân đã làm giàu và chưa làm giàu, và đang làm giàu dở; mức độ đã làm giàu hiện có; thực trạng và các địa điểm công khai và bí mật của tất cả các cơ sở hạt nhân tên lửa của Triều Tiên.
Tuy nhiên, phía Triều Tiên dứt khoát không chịu, cho rằng như thế chẳng khác gì phơi lưng ra cho đối phương đánh.
Hai là thanh sát, Mỹ yêu cầu Triều Tiên cho phép thanh sát không giới hạn. Thanh sát viên quốc tế có thể đi bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Triều Tiên, kiểm tra bất cứ thứ gì và được bảo đảm an ninh trong suốt thời gian ở Triều Tiên.
Ba là phá hủy tại chỗ, những thứ gì không thể di dời, mang ra khỏi lãnh thổ Triểu Tiên thì phải bị phá hủy tại chỗ, ví dụ như nhà cửa, kho tàng ...thì phải phá hủy có kiểm chứng.
Bốn là chuyển khỏi lãnh thổ Triều Tiên những nguyên liệu, phương tiện đặc biệt nhạy cảm như: plutonium, uranium đã được làm giàu; đầu đạn hạt nhân đã sản xuất xong; các phương tiện phóng, đặc biệt là tên lửa tầm xa.
Năm là kiểm soát bí quyết công nghệ know-how, kiểm soát về con người, phải kê khai đầy đủ có bao nhiêu chuyên gia, học ở đâu, làm việc gì, bao nhiêu năm kinh nghiệm, gia đình thế nào, có bao nhiêu viện nghiên cứu hạt nhân, tên lửa.
Sáu là cơ chế giám sát và bảo đảm thực thi: monitoring.
Sáu điểm đó là phương án cao nhất mà Mỹ muốn đạt được nhưng Triều Tiên chỉ muốn thực hiện từng bước, theo một lộ trình mà Triều Tiên có thể kiểm soát được.
Đối với vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận, TS Thái cho biết phía Mỹ lúc đầu nói sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm vận cho đến khi nào Triều Tiên hoàn thành việc phi hạt nhân hóa.
Nhưng vì khác biệt trong cách hiểu khái niệm phi hạt nhân hoá và chưa có lộ trình nên sau đó Mỹ có điều chỉnh linh hoạt một chút.
Mỹ nói sẵn sàng dỡ bỏ một số lệnh cấm vận có tính nhân đạo. Và nếu Triều Tiên đi một bước có ý nghĩa thì Mỹ cũng sẽ có bước đi tương ứng. Nhưng Mỹ không nói cụ thể dỡ bỏ cấm vận như thế nào. Mỹ nói Triều Tiên nên sang Việt Nam mà học tập vì Việt Nam hiểu rất rõ quy trình, lộ trình, các bước dỡ bỏ cấm vận.
“Có thể Triều Tiên đã chưa hiểu đầy đủ về nước Mỹ và về vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận, nên đã đặt ra yêu cầu quá cao, không thực tế.
“Các cuộc đàm phán ở cấp làm việc đã kéo dài nhiều giờ, trong nhiều ngày, có hôm thâu đêm tại khách sạn Nico ở Hà Nội. Hai bên đã dự thảo được hai văn kiện, gồm một tuyên bố chung bốn điểm và tuyên bố về chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Đã có tên là Tuyên bố Hà Nội về chấm dứt chiến tranh”, TS Thái thông tin.
Trong các phiên đàm phán đó, Triều Tiên đã chấp nhận cho Mỹ vào thanh sát và phá hủy có kiểm chứng toàn bộ cơ sở hạt nhân Yongbyon. Nhưng Triều Tiên lại không nói rõ những nội dung gì trong cơ sở hạt nhân Yongbyon. Bình Nhưỡng để ngỏ nội dung này cho hai vị nguyên thủ quyết định.
“Như vậy, các cuộc đàm phán ở cấp làm việc đã không giải quyết dứt điểm mọi vấn đề cần thống nhất. Họ dành cho hai nguyên thủ quyết nhưng hai ông lại phải quyết vào đúng ngày mà ông Donald Trump cảm thấy khó ở vì vấn đề nội bộ nước Mỹ do phe Dân chủ đối lập cố tình gây ra”, TS Thái bình luận.
Dù vậy, TS Thái lưu ý một bước tiến rõ là Triều Tiên đã chấp nhận thanh sát hạn chế.
Triều Tiên đồng ý cho phép Mỹ lập văn phòng liên lạc tại Bình Nhưỡng và Mỹ cũng đồng ý cho phép Triều Tiên lập văn phòng liên lạc tại Washington D.C.
Hai bên đã đạt được thỏa thuận về một cơ chế bảo đảm thực thi các bước phi hạt nhân hóa. Mỹ nói rõ nếu Triều Tiên có các bước đi có ý nghĩa mà Mỹ chấp nhận được thì Mỹ cũng sẽ có những biện pháp tương ứng trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Triều Tiên.
Vấn đề mới được đề cập chung chung như thế và để ngỏ việc cụ thể hóa cho hai nguyên thủ bàn tiếp.
Khi họp cấp cao, phía Triều Tiên nêu yêu cầu phía Mỹ dỡ bỏ 5/11 biện pháp cấm vận. Lúc đó, phía Mỹ lại hiểu hơi khác một chút. Trên thực tế, Triều Tiên chỉ muốn cho phép thanh sát và phá hủy những cơ sở hạt nhân như Yongbyon đã được công khai rồi, mà lờ đi những cơ sở khác mà nghĩ rằng Mỹ chưa biết.
Nhưng phía Mỹ lại biết rất rõ Triều Tiên hiện có những gì. Ông Trump nói Mỹ biết rõ Triều Tiên từng xentimet. “Thật ra Mỹ đã có danh sách rồi nhưng Triều Tiên không thừa nhận. Cho nên phía Mỹ cho rằng Triều Tiên đã không chân thành. Mỹ rất coi trọng hai chữ chân thành và đánh giá rất cao Việt Nam về hai chữ chân thành trong suốt những năm qua trong quan hệ hai nước. Rất tiếc là hai bên đã không đạt được kết quả như mong muốn”, TS Thái nhận xét.
Theo TS Thái, mấu chốt là vào lúc bắt đầu cuộc gặp cấp cao mở rộng sau cuộc gặp 1+1, do còn bất đồng về gói phi hạt nhân hóa + dỡ bỏ cấm vận, hai bên không đạt được mục đích của mình.
Một phần là do cách làm. Khi đàm phán ở cấp làm việc, hai bên đã không chốt luôn các vấn đề đàm phán mà lại để một số nội dung cho hai nguyên thủ quyết định. Mà đúng vào thời điểm đó, phe Dân chủ lại chơi một đòn rất ác, tác động đến tâm lý của Tổng thống Donald Trump, khiến ông bị phân tâm. Và ông Trump đã quyết rất nhanh, hai bên ra về rất nhanh, khiến hai bên không còn cơ hội để ai đó có thể làm trung gian.
Sau thất bại tại Hà Nội, TS Thái cho rằng Mỹ và Triều Tiên sẽ phải cần một khoảng thời gian để hồi tâm, đánh giá lại, tính toán thêm, định hướng chiến lược.
Dù cuộc gặp Hà Nội tuy không ký được văn bản nào, nhưng đã đạt được nhiều điều có ý nghĩa. Chí ít, cuộc gặp đã làm cho hai bên xích lại gần nhau hơn cũng như cho thấy những nỗ lực quan trọng của cả hai bên và nước chủ nhà Việt Nam trong việc giải quyết một di sản nặng nề của thời kỳ chiến tranh lạnh, đó là vấn đề kết thúc chiến tranh, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, góp phần vào hòa bình, ổn định của thế giới.
“Tuy không đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên để ngỏ khả năng gặp lại, không ai muốn cắt cầu. Ở Singapore năm ngoái, hai bên ký được văn bản 442 chữ, nhưng sau 8 tháng, 99% không triển khai được. Ở Việt Nam không ký được văn bản nào, nhưng hai bên đã có những cuộc đàm phán kéo dài và đã đạt được nhiều nội dung cụ thể và có ý nghĩa. Hơn nữa, việc ông Kim Jong Un đến Hà Nội, thăm Việt Nam và các đoàn quan chức Triều Tiên đi thăm nhiều nơi ở Việt Nam, bản thân nó cũng có ý nghĩa”, TS Thái bình luận.
TS Thái cho hay người Triều Tiên có lòng tự tôn rất cao, không nghĩ là kém cạnh ai. Trong những năm 1960, tuy trong tình trạng chiến tranh nhưng họ đã có những thành tựu phát triển kinh tế to lớn, hơn rất nhiều nước ở châu Á. Họ đã có tàu điện ngầm và đã là nước công nghiệp hóa. Và nay họ coi mình là cường quốc hạt nhân.
Sang thăm Việt Nam, họ có phần ngạc nhiên, vì lâu nay vẫn nghĩ Việt Nam rất khác.
“Có thể ông Kim Jong-un sẽ học được nhiều điều bổ ích qua cuộc gặp thất bại với ông Donald Trump và chuyến thăm chính thức thành công trên nhiều phương diện tới Việt Nam.
“Những gì ông thu hoạch được trong một tuần ở Việt Nam chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến những bước đi tiếp theo của Triều Tiên trong thời gian tới, cả về chiến lược trong quan hệ với Mỹ, cả về chiến lược cải cách, mở cửa trong những năm tới”, TS Thái nhận định.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.