Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
11 giờ ngày 8/3/2022, chuyến bay cứu trợ mang số hiệu VN88 từ Bucharest (Romania) đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), đưa 287 công dân Việt Nam tại Ukraine về nước an toàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, từ khi chiến sự xảy ra ở Ukraine, một trong những chủ trương ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam là đảm bảo an toàn tính mạng, bảo hộ hợp pháp công dân và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Chính phủ đã thành lập một tổ công tác đặc biệt để sơ tán bà con khỏi vùng chiến sự và hỗ trợ bà con trên tinh thần tự nguyện được về nước an toàn. Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ukraine và Ba Lan, Romania, Hungary, Slovakia... phối hợp các hội đoàn sơ tán ngay bà con ở những vùng chiến sự ác liệt nhất.
“Từ khi chiến sự xảy ra, đại sứ ta ở các nước đã xây dựng kế hoạch ra tận biên giới hỗ trợ bà con, cố gắng không để ai bị đói, rét, thiếu thốn lương thực nói. Nhờ sự nỗ lực của nhiều cơ quan, chuyến bay đầu tiên đã được tổ chức chỉ trong 2 - 3 ngày”, ông Hiệu nói.
Để thực hiện chuyến bay này, Vietnam Airlines đã sắp xếp tổ bay gồm 25 thành viên, trong đó có 5 phi công (3 cơ trưởng), 12 tiếp viên, 2 kỹ thuật, 4 nhân viên phục vụ mặt đất… đều là những người giàu kinh nghiệm, từng tham gia nhiều chuyến bay bảo hộ công dân trước đây.
Sáng ngày 9/3, chuyến bay của hãng hàng không Bamboo Airways đã cất cánh tại sân bay Nội Bài đến thủ đô Warsaw (Ba Lan) để sơ tán công dân Việt Nam tại Ukraine về nước. Dự kiến chuyến bay sẽ chở 270 hành khách, hạ cánh tại sân bay Nội Bài vào sáng ngày 10/3.
Chuyến bay thứ 3 dự kiến sẽ cất cánh từ sân bay Nội Bài vào sáng ngày 10/3 đến Bucharest (Romania) đón người Việt Nam từ Ukraine sang và quay trở về vào ngày 11/3 tới.
Trong bối cảnh trong nước phải tập trung ứng phó với dịch bệnh Covid-19 chưa từng có và năng lực y tế có hạn, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới tổ chức liên tục các chuyến bay đưa công dân về nước.
Chuyến bay đầu tiên đón 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào đầu năm 2020 khi nơi đây trở thành điểm nóng Covid-19 đầu tiên trên thế giới. Chuyến bay được phục vụ theo tiêu chuẩn gắt gao nhất với tổ bay giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật, mặt đất có chuyên môn cao.
5 giờ sáng ngày 10/2/2020, chuyến bay VN68 đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Để đảm bảo an toàn và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, ngay sau khi xuống máy bay, các cơ quan chức năng Việt Nam đã nhanh chóng làm thủ tục khử trùng, kiểm tra y tế theo đúng quy định phòng dịch cho các y bác sĩ, tổ bay và 30 công dân. Sau đó, toàn bộ phi hành đoàn và hành khách đã được cách ly, theo dõi y tế trong 14 ngày.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, suốt 2 năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các hãng hàng không trong và ngoài nước thực hiện hơn 1.000 chuyến bay, đưa khoảng 240.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước.
Trong đó phải kể đến những chuyến bay đặc biệt như như chuyến bay có quá nửa số hành khách bị mắc Covid-19, chuyến bay thẳng đầu tiên đến Mỹ, chuyến bay chở toàn phụ nữ mang thai, chuyến bay chở trẻ em được gửi về nước…
Cuối tháng 2/2011, sau những biến cố chính trị tại Bắc Phi và các sự kiện "mùa xuân Arab", tình hình chính trị, xã hội ở một số nước Bắc Phi hết sức phức tạp: thay đổi chính phủ, bạo loạn chính trị, bất ổn xã hội…
Việt Nam đã nhanh chóng thành lập Ban công tác với thành phần là đại diện một số bộ, ngành liên quan, do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm Trưởng ban, để lo việc sơ tán công dân, người lao động Việt Nam ở những vùng, nước có bất ổn chính trị, xã hội.
Chặng đường đến Lybia là một đường bay không thường lệ. Các thành viên trong Trung tâm Điều hành khai thác đã rất vất vả để xin cấp phép cho chuyến bay và lên phương án đường bay như thế nào để đảm bảo an toàn.
Trước hết, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị Tổ chức di dân quốc tế (IOM) hỗ trợ, giúp đỡ lao động Việt Nam nhanh chóng di tản khỏi Libya sang các nước láng giềng.
Đêm 28/2, một đoàn công tác đặt biệt của Chính phủ đã đáp chuyến chuyên cơ đầu tiên của Vietnam Airlines rời Hà Nội, mang theo 8 tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men tới Cairo (Ai Cập) nhằm ứng cứu kịp thời, đưa ngay số lao động ở đây về nước.
Sau đó, sân bay Djerba của Tunisia được lựa chọn làm nơi đóng quân của đoàn công tác và là điểm đón chủ yếu của cầu hàng không đưa công dân Việt Nam về nước. Những chuyến bay giải cứu công dân được bắt đầu từ ngày 1/3/2011.
Kết quả, hơn 10 ngàn lao động Việt Nam mắc kẹt trong bạo loạn tại Lybia đã trở về với đất mẹ an toàn, trong sự chờ đón của hàng chục ngàn thân nhân tại quê nhà.
Ở thời điểm đó, ông Chris Topher Hopman, chuyên gia ứng phó khẩn cấp và hậu khủng hoảng của IOM khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết ông rất xúc động khi chứng kiến cảnh hàng đoàn người Việt Nam tìm cách vượt qua biên giới Libya để tìm chỗ trọ và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa những người này thoát khỏi vùng đất chết. “Việt Nam là một trong những nước sớm đưa công dân ra khỏi Libya trong tháng 6 vừa qua” - ông Chris Topher Hopman nói.
Một điều đặc biệt, trong đợt giải cứu này, có nhiều sinh viên Campuchia tại Lybia cũng được hỗ trợ hồi hương, thậm chí còn được ưu tiên sắp xếp về trước. Điều này thể hiện tinh thần giúp đỡ bạn bè quốc tế của Việt Nam.
Cách đây 32 năm, trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh (1990-1991), hàng chục ngàn lao động Việt Nam ở khu vực này rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng. Khi đó, thông tin còn hạn chế, đất nước còn khó khăn nhưng một chiến dịch sơ tán cũng đã được Chính phủ triển khai thành công cho hơn 17.000 lao động Việt Nam tại Iraq về nước.
Theo lời kể của một lao động Việt đang mắc kẹt tại Iraq thời điểm đó, ngay khi Mỹ ra thông cáo buộc tất cả người lao động nước ngoài phải rút khỏi Iraq trước ngày 31/12/1990, Đại sứ quán Việt Nam đã có kế hoạch di tản người Việt bằng đường hàng không qua sân bay Baghdad.
Lúc đó có khoảng 17.000 lao động Việt Nam làm việc tại Iraq, như vậy mỗi ngày phải di tản tối thiểu 350 người. Ai đến Iraq trước thì về trước, phụ nữ và người kém sức khỏe được ưu tiên về trước. Ai hiện làm việc và sinh hoạt ở đâu thì vẫn duy trì như cũ, đến lượt về sẽ có người phụ trách thông báo tập kết về làng Badush, phía tây bắc thành phố Mosul.
Từ ngày 13/12/1990, ở Badush còn hơn 5.000 người nữa. Đại sứ quán chuyển sang hướng khác: tích cực thúc đẩy IOM, Iraq đàm phán các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Iran để cho lao động Việt di tản qua biên giới của họ.
Trong điều kiện khó khăn, còn đang bị cấm vận, máy bay không có và chịu lệ thuộc tổ chức IOM phân bố phương tiện cũng như sự chi phối của phía Iraq, cuộc di tản 17.000 lao động Việt Nam từ Iraq về nước không hề tổn thất nhân mạng là một thành công lớn.
Theo IOM, Việt Nam là một trong những nước có công dân di cư quốc tế cao. Theo số liệu năm 2020, Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người Việt sinh sống trên hơn 130 quốc gia trên khắp thế giới. Những thống kê gần đây cho thấy, hiện có 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Người Việt Nam xưa nay luôn có tinh thần đoàn kết dân tộc, mọi người Việt dù xa quê vẫn luôn là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việt Nam luôn sẵn sàng các chiến dịch bảo hộ, giải cứu công dân quy mô lớn nếu các nước có bất ổn về chiến tranh hoặc dịch bệnh. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.