'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 6/3/2017, tại Cung điện Versailles, một trong những tòa lâu đài đẹp nhất thế giới, địa điểm lịch sử tổ chức lễ ký hòa ước kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1919; gần một thế kỷ sau lại chứng kiến nỗ lực của Pháp - Đức nhằm khôi phục Liên minh châu Âu (EU) đang bị chia rẽ.
Lãnh đạo cao cấp Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italy nhóm họp nhằm tìm kiếm giải pháp ứng phó với hệ lụy từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy và việc Anh rời EU, đã đề xuất ý tưởng "một liên minh châu Âu nhiều tốc độ" để đối phó với EU bị coi là trì trệ hiện nay.
EU và ý tưởng "liên minh nhiều tốc độ"
EU là một tổ chức liên chính phủ của nhiều nước châu Âu, trước 1/11/1993 được gọi là Cộng đồng châu Âu (EC). Ban đầu có 6 nước tham gia là Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp và Hà Lan, hiện nay có 28 quốc gia thành viên (kể cả Anh). EU được thành lập theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastrich.
Từ ngày 1/1/2002 đồng Euro chính thức được lưu hành tại nhiều nước thành viên, một số nước như Anh không tham gia mà vẩn sử dụng đồng tiền riêng. Ngày 11/12/2000, EU ký Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới, đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).
EU hiện là tổ chức hợp tác khu vực cao nhất với hành lang pháp lý về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh khá đầy đủ để điều chỉnh và phối hợp hoạt động của các quốc gia thành viên vì mục đích chung của EU, đồng thời bảo đảm lợi ích của từng nước.
Những năm gần đây đã xuất hiện rạn nứt trong EU do mở rộng quá nhanh sang phía Đông với sự tham gia của nhiều nước XHCN (cũ), việc quản lý đồng Euro, khủng hoảng nợ công, vấn đề người tỵ nạn, khủng bố quốc tế. Năm 2016, việc Anh rời khỏi EU và sự gia tăng chủ nghĩa dân túy đã làm dấy lên làn sóng hoài nghi về tương lai của Liên minh 60 năm tuổi này.
Một thập niên trước đây châu Âu còn là lục địa giàu có và thịnh vượng nhất thế giới thì hiện nay đã tụt xuống hàng thứ ba sau châu Á và Bắc Mỹ. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Frankfurter Allgemeine tháng 9/2016, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz đã thừa nhận EU đang lâm nguy. Ông nói: "Khi tôi được bầu vào Nghị viện châu Âu 22 năm trước, không bao giời tôi có thể tưởng tượng ra được EU có thể lâm vào tình trạng như hiện nay. EU đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Nếu chúng ta không cẩn thận, nó sẽ vỡ ra từng mảnh".
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Donald Tusk kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đánh giá thành thật và tỉnh táo các vấn đề khó khăn của EU. Tại cuộc họp ở Bratislava (Slovakia), lần đầu tiên không có nước Anh, các nhà lãnh đạo EU đã phải thảo luận về cách lấy lại lòng tin của người dân các nước thành viên vào cơ chế của EU thời hậu Brexit.
Ngày 15/11/2016 BBC bình luận: "Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tiếp thêm sức mạnh cho lực lượng chính trị theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, có thể gây phân rã EU". Ngày 17/11/2016 Thủ tướng Pháp Manuel Valls nhận định : "EU có nguy cơ sụp đổ, vì vậy Pháp và Đức phải có trách nhiệm lớn hơn".
Tại sao một liên minh kinh tế hùng mạnh lại rơi vào tình thế nguy hiểm như vậy(?) là câu hỏi đang được chính EU đặt ra, được sự quan tâm của nhiều viện nghiên cứu và chuyên gia quốc tế; cần có thời gian mới đưa ra được lời giải. Cho đến nay nhóm các nước chủ chốt của EU mới có ý tưởng xây dựng một liên minh với hai tốc độ phát triển: tốc độ cao hơn gồm các nước sáng lập liên minh từ đầu, chủ yếu là các nước Tây Âu, tốc độ thấp gồm các nước gia nhập sau, chủ yếu là các nước Đông Âu tham gia với ít cam kết hơn.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, EU "đa tốc độ" chỉ có lợi với các nước lớn, song gây thiệt thòi cho một số nước Đông Âu như Ba Lan và Hungary. Những nước này quan ngại nếu họ không tham gia vào các quan hệ "hợp tác tăng cường" sẽ bị gạt ra khỏi quá trình ra quyết định của khối và có nguy cơ trở thành "quốc gia hạng 2" trong EU.
Quá trình hình thành AC
ASEAN ngày nay là một khu vực hòa bình, nền kinh tế gắn kết và thống nhất với tổng GDP 2.600 tỷ USD (tăng 80% trong 7 năm qua), không chỉ hội nhập sâu rộng vào cấu trúc an ninh và kinh tế toàn cầu, mà còn là một khu vực năng động với nhiều cơ hội và triển vọng phát triển to lớn.
Cộng đồng ASEAN (AC) với ba trụ cột: cộng đồng kinh tế (AEC), cộng đồng an ninh (ASC) và Cộng đồng văn hóa (ASCC) được hình thành từ 31/12/2015. Khác với EU, AC có trình độ phát triển thấp hơn, đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, thể chế chính trị, ngôn ngữ và văn hóa, mặc dù cùng theo đuổi một mục đích nhưng tồn tại nhiều mâu thuẩn giữa một số quốc gia thành viên, thường được coi là "thống nhất trong đa dạng".
Về thể chế chính trị: Campuchia, Thái Lan và Malaysia theo chế độ quân chủ lập hiến, nhà vua (quốc vương) là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ là thủ tướng; Indonesia, Myanmar và Singapore theo chế độ cộng hòa, có nước chỉ có tổng thống, có nước vừa có tổng thống vừa có thủ tướng; Việt Nam và Lào theo đuổi chế độ dân chủ cộng hòa, có chủ tịch nước và thủ tướng.
Về tôn giáo, Indonesia là nước theo có người theo đạo hồi đông nhất thế giới, nhưng không coi đạo hồi là quốc đạo như Malaysia. Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Singapore đa tôn giáo trong đó đạo phật chiếm đa số, có nước coi là quốc đạo.
Về ngôn ngữ và văn hóa, theo Giáo sư Đinh Văn Đức, Đại học quốc gia Hà Nội thì tính đa dạng, nhiều chiều, thậm chí khu biệt về văn hóa giữa các quốc gia thành viên có thể làm phân tán khả năng hướng tới nhất thể hóa, sự đa dạng và chính sách ngôn ngữ truyền thống của mỗi quốc gia ASEAN có ảnh hưởng tới chính sách ngôn ngữ của ASEAN thời hội nhập; do đó các nước ASEAN sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chung là lựa chọn hợp lý.
Về kinh tế, trình độ phát triển không đều giữa các quốc gia thành viên là đặc điểm nổi bật của ASEAN. Do lịch sử hình thành nên thường chia ra ASEAN-6 gồm các nước thành viên cũ và ASEAN-4 gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar; cách phân chia như vậy không còn thích hợp với trình độ phát triến kinh tế hiện nay. Tính GDP/người thì Singapore là nước giàu nhất ASEAN với 52 888 USD (2015), nhưng vì có số dân 5,5 triệu người nên GDP chỉ đứng thứ 4 trong ASEAN, trong khi Indonesia GDP/người 3.362 USD, bằng 6,3% Singapore; nhưng có số dân 256 triệu người nên đứng đầu ASEAN về GDP với 860 tỷ USD, bằng 2,96 lần Singapore.
Theo GDP/người thì chia thành bốn nhóm: 1) Singapore và Brunei (30.993 USD); 2) Malaysia (9.501 USD) và Thái Lan (5.742 USD); 3) Indonesia, Philippines (3.002 USD) và Việt Nam (2.088 USD); 4) Lào (1.787 USD), Myanmar (1.212 USD) và Cămpuchia (1.144 US). Theo quy mô nền kinh tế thì xếp thứ tự: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia và Brunei.
Sự tồn tại của khối ASEAN với Khu vực mậu dịch tự do - AFTA trước đây và Cộng đồng ASEAN hiện nay đã làm cho Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, hợp tác cùng phát triển. Tuy vậy, lợi ích dân tộc của từng quốc gia không phải khi nào cũng hòa hợp với lợi ích Cộng đồng; trái lại có khi hai lợi ích đó xung đột với nhau; điển hình là việc giải quyết vấn đề biên giới giữa một số nước thành viên như Thái Lan - Campuchia, Việt Nam - Campuchia; nổi lên hiện nay là vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc mà tình trạng không thống nhất giữa các nước thành viên đã bộc lộ tại một số cuộc họp ngoại trưởng và cấp cao ASEAN.
AC tôn trọng nguyên tắc đồng thuận trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và trong quan hệ với các nước ngoài khối. Đó là nguyên tắc tạo ra sự thống nhất giữa tất cả quốc gia thành viên về vấn đề cần giải quyết, nhưng đã bộc lộ nhược điểm lớn, khi một nước thành viên không tán thành thì vấn đề không được giải quyết, lợi ích đa số bị vi phạm.
16 tháng từ khi bắt đầu hình thành Cộng đồng ASEAN tuy là thời gian chưa dài nhưng đã thu được những thành quả ban đầu, như nhận định của Thủ tướng Malaysia Najib Razak: "ASEAN đã trở thành một hình mẫu độc đáo về việc mười quốc gia khác nhau vẫn có thể hình thành một tầm nhìn chung. Dù chúng ta có bao nhiêu nước, với ASEAN chúng ta là một".
Cộng đồng kinh tế đang định hình với sự tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề được kỳ vọng biến ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu, đời sống của người dân được cải thiện; tạo lập thị trường đầu tư và tiêu dùng rộng lớn với 622 triệu dân có sức hấp dẫn cao với đối tác ngoài khối.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) nhằm mục tiêu xây dựng với những nội dung hợp tác về y tế, giáo dục, môi trường và quản lý thiên tai; làm nổi bật khía cạnh nhân văn trong hợp tác ASEAN, thể hiện cam kết mạnh mẽ hoàn thành nguyện vọng chung là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ASEAN.
Cơ hội nào cho Việt Nam?
Nước ta cần theo giõi diễn biến tình hình và việc thực hiện ý tưởng "một liên minh châu Âu nhiều tốc độ" để có giải pháp xử lý các vấn đề quan hệ với EU, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, đồng thời từ đó nghiên cứu các vấn đề liên quan đến AC, trong đó có AEC để bảo đảm lợi ích dân tộc, góp phần củng cố sức mạnh cộng đồng.
Phần này chỉ bàn về một số vấn đề liên quan đến AEC tiếp cận từ lợi ích dân tộc, đóng góp của Việt Nam vào tăng cường sự thống nhất và sức mạnh của Cộng đồng.
Với việc hình thành AEC, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mới, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức. Việc cạnh tranh về đầu tư giữa một số nước thành viên sẽ dẫn đến thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường các sản phẩm không có giá cả và chất lượng cạnh tranh.
Trong bối cảnh các nước dở bỏ hàng rào thuế quan thì những doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức lớn hơn.
Thực tế từ khi hình thành AEC đến nay, một số tập đoàn kinh tế của Thái Lan đã mua lại siêu thị lớn tại Việt Nam, áp đặt cơ chế mới trong quan hệ với các nhà phân phối hàng hóa theo hướng quy định tỷ lệ chiết khấu khá cao, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa của Malaysia, Thái Lan khá phong phú và hấp dẫn người mua, đang cạnh tranh với sản phẩm nội địa, vừa có tác động đến doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực, nhưng cũng gây khó khăn ban đầu cho họ.
AEC là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh cải cách thể chế, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển nhưng cũng chịu sức ép rất lớn về tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất nước trong điều kiện còn có khoảng cách không nhỏ với Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam cho AEC chưa đồng bộ với sự hợp tác trong từng ngành hàng nên không tạo ra được thế chủ động khi hình thành AEC, thậm chí bị động, lúng túng trong một số trường hợp ngay trên thị trường nội địa.
Lợi ích dân tộc là nguyên tắc cơ bản trong hội nhập khu vực và thế giới; từ thực tiễn hình thành AEC trong thời gian vừa qua cần đánh giá thành quả và khiếm khuyết của doanh nghiệp, cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước, các hiệp hội ngành hàng để có giải pháp tận dụng tốt hơn cơ hội làm cho sản xuất và kinh doanh có hiệu quả hơn.
Việt Nam là thành viên tích cực đòng góp vào việc hình thành thể chế, chuyển từ AFTA sang AEC, do đó từ những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển EU, nước ta cần chủ động nghiên cứu đề ra sáng kiến củng cố sự thống nhất, ngăn ngừa tình trạng rạn vỡ trong ASEAN, giải quyết kịp thời các vấn đề phát triển của ASEAN, giữa các nước thành viên với nhau, giữa ASEAN với các quốc gia khác.
Ý tưởng "liên minh nhiều tốc độ" của EU có liên quan đến sự khác biệt về trình độ phát triển, năng lực tham gia liên minh và nguyên tắc đồng thuận đang cản trở một số hoạt động chung. Đây cũng là vấn đề tồn tại của ASEAN khi một nước không nhất trí về vấn đề nào đó thì dù đa số tán thành vấn không được giải quyết.
Lợi ích chung của Cộng đồng đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế và tổ chức điều hành AEC để đáp ứng sự phát triển ở trình độ phát triển cao hơn nếu không sẽ xảy ra bất đồng giữa các nước thành viên mà việc nước Anh, một trong ba nước chủ chốt của EU rời khỏi liên minh này, kéo theo những hậu quả chưa lường dược hết là sự cảnh báo đối với ASEAN.
Thế giới đang chứng kiến những biến động về chính trị và kinh tế khó dự báo; để thích ứng với mọi tình huống trong điều kiện nước ta hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế cần theo dõi cập nhật thông tin, cảnh báo sớm, có giải pháp kịp thời để bảo đảm lợi ích dân tộc đồng thời góp phần xây dựng sự thống nhất và sức mạnh của Cộng đồng ASEAN.
5 kịch bản cho EU Mới đây Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã công bố "sách trắng" nói về thách thức và cơ hội cho EU trong 10 năm sắp đến, đề ra 5 kịch bản: 1) Kế thừa và tiếp nối: triển khai chương trình cải tổ tích cực để đến năm 2025, người dân các nước EU có thể di chuyển xuyên biên giới mà không bị kiểm soát, tuy nhiên họ vẫn chịu sự kiểm tra an ninh tại sân bay hoặc nhà ga tàu hỏa trước khi khởi hành. 2) Ưu tiên cho thị trường chung: tái tập trung củng cố thị trường chung khi tính đến việc 27 nước thành viên không có khả năng tìm thấy tiếng nói chung trong nhiều lĩnh vực. 3) Xây dựng một châu Âu đa dạng về tốc độ hòa nhập: tiếp tục theo đuổi mô hình như hiện nay nhưng cho phép các nước thành viên mong muốn được hợp tác chung với nhau trong các lĩnh vực đặc thù như quốc phòng, an ninh nội địa hay các vấn đề xã hội. 4) Hướng tới hành động ít nhưng hiệu quả hơn:tập trung nỗ lực vào các lĩnh vực nhất định để có thể đạt kết quả nhanh chóng nhất, đồng thời giảm can thiệp vào các lĩnh vực được coi là ít mang lại giá trị gia tăng. EU sẽ dành sự tập trung và nguồn lực có hạn của mình cho một số lĩnh vực được lựa chọn. 5) Mong muốn hợp tác nhiều hơn: các nước thành viên quyết định chia sẻ với nhau nhiều hơn về quyền hạn, tài nguyên và tiến trình ra quyết định trong tất cả các lĩnh vực. Các quyết định sẽ được thông qua trong thời gian nhanh nhất trên quy mô toàn EU và nhanh chóng được đưa vào thực thi. Trong 5 kịch bản thì chủ trương phát triển EU với nhiều tốc độ hội nhập được coi là kịch bản ưu tiên. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.