'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trung Quốc là nơi đầu tiên bị Covid-19 tấn công. Gần 2 tháng trước, hoạt động kinh doanh tại đây bị đình trệ, cửa hàng và công viên giải trí đóng cửa, người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng và giãn cách xã hội diễn ra diện rộng. Còn hiện tại, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần mở cửa trở lại.
Trong khi đó, phần còn lại của thế giới đang chuẩn bị làm điều tương tự. Các công ty có kinh nghiệm ứng phó ban đầu với đại dịch tại Trung Quốc giờ lên kế hoạch triển khai chiến lược hoạt động tại các khu vực khác của họ trên thế giới.
Cách thức ứng phó của các công ty tại Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý của các nhà phân tích Phố Wall những tháng gần đây. Các thương hiệu toàn cầu như Nike, Starbucks và Disney đã chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng tại Trung Quốc cho các nhà đầu tư và đội ngũ tại Mỹ.
Gần đây Nike cho biết đã "nhìn thấy khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc" và đã học được những thực tiễn tốt nhất có thể áp dụng cho các thị trường khác. Tuần này, khi mở lại nhà máy tại Wolfsburg (Đức), Volkswagen đã viện đến kinh nghiệm khi vận hành lại 32 trong 33 nhà máy tại Trung Quốc.
Những chiến lược mới mà các công ty đang giới thiệu sẽ không thể trả lại cuộc sống hoàn toàn như trước khi có Covid-19. Theo các nhà lãnh đạo và chuyên gia kinh tế, thay vào đó, cuộc khủng hoảng có thể sẽ thay đổi vĩnh viễn cách chúng ta làm việc, mua sắm và quản lý doanh nghiệp.
"Đây là một sự bình thường mới", Alain Benichou, CEO IBM Trung Quốc, nhận định. "Có nhiều điều cần chúng ta thức tỉnh ngay lúc này", vị chuyên gia nói rằng những gì đang diễn ra tại Trung Quốc chính là tương lai mà mọi người được xem trước về hoạt động kinh doanh sẽ thay đổi như thế nào sau đại dịch.
Cách chúng ta làm việc
Đối với Despina Katsikakis, nơi làm việc nhìn chung đã rất khác biệt. Bà là trưởng bộ phận Hiệu suất Kinh doanh của Cushman & Wakefield, đang tư vấn cho các công ty trên toàn thế giới cách quay trở lại làm việc sau dịch.
Tại Trung Quốc, công ty đã tư vấn cho hơn một triệu lao động quay lại văn phòng. Vị chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng đã đẩy tương lai của môi trường làm việc tiến nhanh đến một thập kỷ.
Mô hình "Six Feet Office" của Cushman & Wakefield. Video: CNN
Công ty đang tận dụng sự thay đổi đó, bắt đầu với một hướng dẫn trực quan cho các khách hàng của mình về khái niệm "Six Feet Office". Mô hình thử nghiệm đang được tổ chức trong văn phòng Amsterdam của Cushman & Wakefield, sau khi đúc kết kinh nghiệm từ Trung Quốc và phản hồi của người lao động cùng khách hàng.
Trong mô hình gọi là một sự "bình thường mới" này, bàn làm việc cách nhau 6 feet (1,8 m) - khoảng cách tiếp xúc cần duy trì được khuyến cáo để ngăn chặn sự lây lan của virus. "Đây là một nguyên mẫu cơ bản nhằm truyền cảm hứng để mọi người suy nghĩ về các giải pháp, cách phát huy sự giãn cách xã hội, cách bố trí lại tòa nhà làm việc thích hợp và khuyến khích thay đổi hành vi", bà Despina Katsikakis, nói.
Cũng trong mô hình "Six Feet Office", nhân viên được hướng dẫn chỉ đi một chiều kim đồng hồ trong toàn văn phòng, tránh di chuyển đối diện qua nhau để hạn chế khả năng lây lan virus. Katsikakis cho biết hướng dẫn này dựa trên tham vấn với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Theo vị chuyên gia, một trong những lợi ích lớn nhất mà công ty gặt hái được từ Trung Quốc là "cần đảm bảo niềm tin rằng chúng ta sẽ trở lại được một môi trường làm việc lành mạnh".
Trong vài năm tới, bà hình dung các cảm biến sẽ thay thế hầu hết bề mặt dùng chung mà chúng ta chạm vào. Ví dụ, thay vì quẹt thẻ để vào trong nhà, bạn có thể nhìn vào camera để nhận dạng khuôn mặt hoặc quét QR bằng điện thoại.
Các công ty cũng dự kiến đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống lọc không khí trong văn phòng để giảm các chất gây ô nhiễm. Một số thậm chí có thể gắn các tấm bảo vệ mica để chống tia nước khi hắt hơi tại bàn làm việc, Katsikakis nói. Để tránh làm nhiễm bẩn các bề mặt, công ty của bà còn đề nghị thay giấy lót trên bề mặt bàn làm việc mỗi ngày.
Kể từ khi công bố nguyên mẫu "Six Feet Office", công ty đã tràn ngập các câu hỏi mỗi ngày, nếu không nói là mỗi giờ. "Chúng tôi họp hàng ngày với các khách hàng lớn nhất để giúp xem xét triển khai những ý tưởng này cũng như cách để cùng sáng tạo thêm với họ", bà nói.
Mặc dù khái niệm này đòi hỏi nhiều không gian hơn, nhưng điều đó không nhất thiết là tốn tiền thuê văn phòng hơn. Với xu hướng làm việc từ xa đang được kiểm chứng, Katsikakis nói điều đó có nghĩa là sẽ có ít người sử dụng cùng một không gian hơn trước đại dịch.
Cách chúng ta giao tiếp trong công việc cũng đã thay đổi. Sự bùng nổ về nhu cầu đối với phần mềm doanh nghiệp, như Microsoft Teams, là "chưa từng có", theo Jared Spataro, Phó chủ tịch phụ trách Microsoft 365, cho biết. Hôm thứ năm (30/4), ông cho biết, dịch vụ nhắn tin và hội nghị video của hãng có 75 triệu người dùng hàng ngày, tăng 70% so với tháng trước.
"Chúng ta có một cỗ máy thời gian khi các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc đã trở lại làm việc và đi học, và việc sử dụng Microsoft Teams tiếp tục phát triển", Spataro nói với CNN Business.
Cách chúng ta mua sắm
Theo một cách nào đó, giờ là thời điểm hoàn hảo để các thương hiệu đón khách hàng mới và tạo gắn kết lâu dài, Deborah Weinswig, CEO của Coresight Research, một công ty tư vấn và nghiên cứu về bán lẻ và công nghệ cho biết. Bà nói rằng khi hàng triệu người phải ngồi trong nhà, họ đã hình thành thói quen và lối sống mới.
"Thường phải mất 21 ngày để thay đổi một thói quen", Weinswig nói, "Chúng ta đang thay đổi thói quen mua sắm của mình và một số sẽ duy trì lâu dài". Nike là một ví dụ về thích ứng trong thay đổi thói quen của khách hàng. Công ty đã cố thúc đẩy mua sắm trực tuyến trước khi có dịch nhưng Weinswig nói rằng hoạt động kinh doanh "thực sự tăng tốc" trong những tháng gần đây.
Người dân đeo khẩu trang đi qua một cửa hàng của Nike tại Thượng Hải, Trung Quốc vào tháng 3/2020. Ảnh: CNN.
Hãng vừa báo cáo thu nhập tăng mạnh trong tháng 3, một phần nhờ đẩy nhanh việc kinh doanh trực tuyến tại Trung Quốc. CEO John Donahoe nói với các nhà đầu tư rằng doanh số trực tuyến tại đại lục tăng hơn 30% trong quý trước. Lượng người dùng thường xuyên hàng tuần trên các ứng dụng của Nike tăng 80%.
Ứng dụng "đinh" đóng vai trò then chốt của thành công. Trong mùa dịch, Nike giới thiệu tại Trung Quốc một nền tảng trực tuyến về câu lạc bộ tập luyện ảo trong lúc khuyến khích mọi người làm việc tại nhà. Weinswig lưu ý rằng ứng dụng này miễn phí nên thu hút được người dùng.
Công ty cũng tung ra nhiều sản phẩm trực tuyến hơn, bao gồm cả giày thể thao phiên bản giới hạn như Air Jordans. Tốc độ cũng rất quan trọng. Trong một thị trường cạnh tranh gay gắt nhưng Nike là thương hiệu đầu tiên bám sát xu hướng phải ở nhà của khách hàng. "Họ thích ứng từ rất sớm", Weinswig nhận xét.
Cách chúng ta quản trị chuỗi cung ứng
Trong vài tháng qua, "sự thiếu hụt nguyên liệu thô và nguồn cung ứng quan trọng, cùng với sự vắng mặt của công nhân, đã đặt ra những rủi ro tiềm ẩn", John Knapp, Giám đốc Boston Consulting Group, nhận định. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về cách vận hành logistics.
Đại dịch cũng có thể buộc phải tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhìn chung, chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng được "thiết kế để ưu tiên hiệu quả hơn về tính linh hoạt và khả năng phục hồi", ông nhận định.
Hàng hóa tại một kho ngoại quan ở Giang Tô, Trung Quốc vào tháng 3/2020. Ảnh: CNN.
Tháng trước, Nhật Bản công bố kế hoạch giúp các công ty chuyển sản xuất về nước, Andrew Staples, Giám đốc biên tập toàn cầu Economist Corporate Network, thuộc The Economist, cho biết. "Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ tiếp tục," ông nói.
IBM cho biết đã chứng kiến một bước nhảy vọt "đáng kể" khi nhiều khách hàng tìm kiếm chương trình quản lý chuỗi cung ứng dựa trên AI của hãng nhằm dự đoán trước cuộc khủng hoảng tiếp theo. Đại dịch là "một hồi chuông cảnh tỉnh" đối với nhiều công ty, Benichou, CEO IBM Trung Quốc cho biết.
Các nhà nghiên cứu của IBM cho biết dịch bệnh bùng phát cũng làm lộ ra các vết nứt trong chuỗi cung ứng mà hầu hết công ty thậm chí không biết đến.
Đó là, 90% công ty Fortune 1000 có nhà cung cấp thứ cấp ở Vũ Hán, thành phố trung tâm của Trung Quốc nơi dịch bệnh bắt đầu, nhưng "nhiều người có ít hoặc không có tương tác với họ", Jonathan Wright, một giám đốc của IBM, cho biết.
"Những thứ mà chúng ta từng coi là hiển nhiên nay không còn tồn tại nữa", William Ma, Giám đốc Kerry Logistics (Hong Kong), bình luận. Ông cho biết, giờ có thể dễ dàng chứng kiến sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở mọi phân khúc hàng hóa.
Ông William Ma lưu ý rằng việc xây dựng lại chuỗi cung ứng cần có vốn và thời gian đáng kể, hai thứ mà hầu hết doanh nghiệp đều thiếu lúc này. "Quan trọng hơn với họ là tăng trưởng tiền mặt. Nếu không bán được hàng, bạn không thể trả tiền cho nhà cung cấp của mình, và nhà cung cấp không thể trả tiền cho nhà cung cấp của họ", ông nói, "Chúng ta chỉ là muốn vượt qua điều này càng sớm càng tốt".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.