Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (OTC: VASS) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2020 kiểm toán với kết quả kinh doanh khá ảm đạm.
Theo đó, doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của bà Đỗ Thị Kim Liên (shark Liên) ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm thuần là 1.718 tỷ đồng, thấp hơn 40% so với năm 2019.
Trong bối cảnh chi phí bồi thường của VASS chỉ giảm hơn 8% còn 91 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường của VASS được cải thiện từ 3,46% lên 5,3% trong năm 2020. Dẫu vậy, nếu so sánh với một số đối thủ cạnh tranh đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Bảo Minh (HoSE: BMI), Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH), Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BIC)... thì con số này cực kỳ khiêm tốn.
Cụ thể, trong năm 2020, BMI chi trả đến 1.484 tỷ đồng chi phí bồi thường bảo hiểm, chiếm đến hơn 41% doanh thu phí bảo hiểm; còn ở BVH hệ số chi phí bồi thường/doanh thu phí là 38%; và đặc biệt ở BIC, tỷ lệ bồi thường lên đến gần 64%...
Tương tự ở Bảo hiểm Petrolimex (HoSE: PGI), Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) hay như Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (UPCoM: ABI), thì chi phí bồi thường/doanh thu phí của VASS đang thấp hơn cả chục lần.
Cần nhấn mạnh rằng, mặc dù VASS đã tiết giảm chi phí bồi thường như vậy, thế nhưng biên lợi nhuận thuần không vì thế mà được cải thiện.
Trong khi nhóm doanh nghiệp bảo hiểm khác có tỷ lệ sinh lời (lợi nhuận/doanh thu) dao động từ 5-10% mỗi năm, thì ở VASS cũng chỉ là trên dưới 3%, cá biệt năm vừa qua chỉ còn 2%.
Một trong những nguyên nhân bào mòn lợi nhuận của VASS đó là chi phí hoạt động quá lớn, chiếm đến 66% doanh thu phí của doanh nghiệp. Kết quả lợi nhuận sau thuế năm 2020 chỉ đạt 35,4 tỷ đồng, thấp hơn nhiều con số 92 tỷ đồng năm ngoái.
Bức tranh tài chính kém sắc đã đeo bám VASS nhiều năm qua, tính tại ngày 31/12/2020, doanh nghiệp đang lỗ lũy kế hơn 358 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 343 tỷ đồng, bằng hơn nửa so với vốn góp (700 tỷ đồng).
Nợ phải trả lúc này đứng ở mức 1.011 tỷ đồng, phần lớn là các khoản nợ ngắn hạn.
Dòng tiền thuần kinh doanh của VASS cũng đảo chiều âm 182 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương hơn 533 tỷ đồng. Không chỉ được ví như "dòng máu" duy trì hoạt động, dòng tiền này còn phản ánh chính xác tình hình làm ăn của doanh nghiệp và đó cũng yếu tố thể hiện sự sa sút của VASS trong năm vừa qua.
Như thường lệ, kiểm toán tiếp tục có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính của VASS. Trong đó, khoản phải thu dài hạn (hơn 84,6 tỷ đồng) đã tồn đọng cả chục năm và được đánh giá là không thể thu hồi mới chỉ được VASS trích lập dự phòng 65% số dư nợ gốc (năm 2019 là 60%).
Chính vì vậy, kiểm toán cho rằng nếu dự phòng đầy đủ tỷ lệ 100% thì vốn chủ sở hữu sẽ giảm hơn 29,6 tỷ đồng, cùng với đó khoản lợi nhuận trước thuế cũng sẽ hao hụt một khoản tương ứng.
Như vậy, nếu trích lập đầy đủ khoản nợ trên, VASS chỉ lãi vẻn vẹn gần 6 tỷ đồng trong năm 2020.
Mặt khác, đến ngày lập báo cáo, kiểm toán vẫn chưa nhận được các thư xác nhận số dư tại ngày 31/12/2020 cho các khoản phải thu và phải trả của hoạt động nhận tái và nhượng tái bảo hiểm của VASS. Kiểm toán cho rằng thiếu các bằng chứng cho tính đầy đủ, chính xác và nghĩa vụ nợ của các khoản này.
Trong đó, tổng doanh thu ghi sổ từ hoạt động nhận và nhượng tái trong năm chiếm 2,54% trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm; tổng chi từ hoạt động nhận tái bảo hiểm chiếm 1,63% trên tổng chi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Liên quan đến những ý kiến kiểm toán ngoại trừ, mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định xử phạt hành chính 70 triệu đồng đối với VASS, do doanh nghiệp không báo cáo đúng thời hạn về giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ tại báo cáo tài chính năm 2019, báo cáo thường niên 2019, báo cáo tài chính quý I/III/IV/2019 và quý I/2020.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.