Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đơn thư khiếu nại của Unilever Việt Nam gửi lên Tổng cục Hải quan cho biết, từ tháng 8/2008, công ty làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng "Chất để hoàn tất EUPERLAN KE 4515" tại cảng Sài Gòn. Cán bộ chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư có yêu cầu Unilever lấy mẫu mặt hàng gửi Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 để phân tích.
Kết quả phân tích xếp mặt hàng EUPERAN KE 4515 vào loại có thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế suất GTGT 10%. Từ năm 2008 đến 2015, Unilever Việt Nam nhập khẩu liên tục mặt hàng này với mã số 3809.91.00.90
Tuy nhiên, tháng 2/2015, khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng trên, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư đã lấy mẫu chuyển đến Trung tâm phân tích loại hàng hóa xuất nhập khẩu – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh để phân tích, xác định lại mẫu hàng hóa. Kết quả phân tích xếp mặt hàng EUPERLAN KE 4515 vào loại chịu thuế suất nhập khẩu ưu đãi 7%, thuế suất GTGT 10% với mã số 3402.90.12
Căn cứ vào kết quả trên, tháng 2/2016, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh phát hành thông báo kết quả sau thông quan với nội dung: trong quá trình nhập khẩu 5 năm trở về trước, mặt hàng EUPERLAN KE 4515 bị kê khai không chính xác mã số hàng hóa. Cục Hải quan thành phố sẽ tiến hành truy thu thuế từ việc điều chỉnh mã số hàng hóa này với tổng số tiền ấn định thuế hơn 3,1tỷ đồng (Quyết định 307).
Ngay sau khi nhận được quyết định trên, Unilever Việt Nam đã nộp vào tài khoản của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh số tiền hơn 3,8 tỷ, trong đó số tiền ấn định thuế hơn 3,1 tỷ và tiền chậm nộp tương ứng do doanh nghiệp tự tính khoảng 639,7 triệu đồng.
Tuy nhiên sau khi nộp thuế, Unilever Việt Nam đã gửi đơn khiếu nại lên Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh vì cho rằng quyết định truy thu thuế có nhiều điểm không thỏa đáng.
Về việc ấn định thuế, Unilever Việt Nam cho rằng việc ấn định thuế đối với mặt hàng EUPERLAN KE 4515 tại Quyết định 307 của Cục Hải quan thành phố là không phù hợp, bởi công ty không thuộc trường hợp bị ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật (Khoản 3, Điều 33, Nghị định 83/2013/NĐ-CP).
Trường hợp duy nhất theo điều khoản này có thể khiến Unilever Việt Nam bị ấn định thuế là do hải quan phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng quy định của pháp luật. Song, việc kê khai mã số hàng hóa của Unilever Việt Nam được dựa hoàn toàn trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 và đã được chấp thuận bởi Chi cục Hải quan trong thông quan. Vì thế, việc áp dụng trường hợp trên khiến cho công ty chịu "oan ức và thiệt thòi".
Ngoài ra, Unilever Việt Nam cũng không thuộc trường hợp bị truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn 5 năm trở về trước, theo quy định tại Khoản 5, Điều 23, Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Việc áp mã số 3809.91.00.90 từ năm 2008 cho mặt hàng EUPERLAN KE 4515 được căn cứ trên kết quả phân tích của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 và cán bộ Hải quan phụ trách thông quan. Từ năm 2008 đến nay, Unilever Việt Nam chỉ nhập mặt hàng EUPERLAN KE 4515 (giữ nguyên thành phần cấu tạo) từ cùng một nhà cung cấp, do đó công ty không có cơ sở nghi ngờ mặt hàng EUKERLAN KE 4515 có thể khác với mã số 3809.91.00.90 đều được cơ quan Hải quan cho phép nhập khẩu và thông quan.
Như vậy, vào thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, Unilever Việt Nam luôn tuân thủ đúng các quy định, thủ tục hải quan, kê khai chính xác mã số hàng hóa theo kết quả thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, hoàn toàn không có hành vi gian dối nhằm tránh nghĩa vụ thuế.
Trong quyết định 307, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận "Việc khai báo và xác nhận mã số mặt hàng này công ty và Chi cục Hải quan trong thông quan dựa vào chứng thư giám định kỹ thuật của Trung tâm 3, do vậy không được xem là cố ý hoặc vô ý khai sai mã số".
Mặt khác, xét thấy thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng, tức là khoản thuế này sẽ được tính vào giá thành sản phẩm. Do tại thời điểm nhập khẩu và sản xuất sản phẩm, công ty chưa lường trước được về khoản ấn định thuế nên khoản thuế này đã không được tính vào giá thành sản phẩm.
Nay đã nhiều năm trôi qua, sản phẩm đã bán hết và công ty đã thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế nên không thể nào tiến hành thu số thuế này từ người tiêu dùng đã mua sản phẩm. Công ty lại càng không thể phân bổ khoản tiền ấn định này vào vào các sản phẩm sẽ sản xuất, vì như vậy vừa bất công với người tiêu dùng mua các sản phẩm sau, vừa bất lợi cho công ty trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác do giá bán sản phẩm cao hơn.
Về thời hạn nộp thuế đối với số tiền ấn định thuế, Unilever Việt Nam cũng cho rằng Quyết định 370 quy định thời hạn nộp không phù hợp với pháp luật hiện hành. Điều 4, Quyết định 370 quy định: đối với tờ khai đăng lý trước ngày 1/7/2013, ngày nộp là ngày đăng ký tờ khai; đối với tờ khai đăng ký từ 1/7/2013, ngày nộp là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng.
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 42, Thông tư 38/2015/TT-BTC, Unilever Việt Nam tính toán, thời hạn nộp thuế phải là: đối với tờ khai đăng ký trước ngày 1/7/2013, ngày nộp là 8/3/2016; đối với tờ khai đăng ký từ ngày 1/7/2013, ngày nộp theo đăng ký của tờ khai.
Về khoản tiền chậm nộp của tiền ấn định thuế, theo Quyết định 370, Unilever Việt Nam có trách nhiệm phải nộp số tiền chậm nộp. Căn cứ theo thời hạn nộp thuế, công ty đã tự xác định và nộp khoản tiền khoảng 639,7 triệu đồng. Tuy nhiên, Unilever rất mong được xem xét miễn giảm số tiền này, vì công ty không cố ý trong việc kê khai mã mặt hàng EUPERLAN KE 4515.
Từ các giải trình trên, công ty Unilever Việt Nam kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét miễn truy thu tiền ấn định thuế và miễn nộp tiền chậm theo quy định tại Quyết định 307.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.