'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo “Hướng tới chính sách thuế bền vững trong khối ASEAN - Trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp”, PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nhận định: ASEAN hiện nay đang đối mặt với tình trạng bất bình đẳng về kinh tế chưa từng có. Một số quốc gia thành viên vẫn có tỷ lệ nghèo ở mức cao nhất trên thế giới và chính phủ của hầu hết các nước vẫn chưa thể cung cấp các dịch vụ xã hội thiết yếu.
Bà Babeth Ngoc Han Lefur, Giám đốc quốc gia tổ chức Oxfam tại Việt Nam, bổ sung thêm rằng: “Đại dịch COVID - 19 đã làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng, khiến những người đang vật lộn với cuộc sống như người lao động hưởng lương, người nông dân, người có việc làm bấp bênh gặp phải nhiều khó khăn hơn”.
“Ngoài ra, các ưu đãi thuế được bổ sung trong bối cảnh Covid-19 không thay thế cho các ưu đãi thuế khác đã tồn tại, do đó, chúng chỉ là giải pháp tạm thời để hỗ trợ các nền kinh tế. Các ưu đãi này nên hướng tới những người bị ảnh hưởng nặng nề và dễ bị tổn thương nhất thay vì áp dụng một cách không có kế hoạch, có thể dẫn tới một ‘cuộc đua xuống đáy’ khác sau dịch Covid-19”, bà Babeth Ngoc Han Lefur nói.
Theo VEPR, thực tế đáng lo ngại nhất là việc thiếu hụt ngân sách cho các khoản chi trên diễn ra trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực vẫn đang đối mặt với áp lực tài khóa. Hầu hết các nước thành viên ASEAN có mức thâm hụt ngân sách trong một thời gian dài. Malaysia, Myanmar, và Lào thâm hụt ngân sách trong tất cả các năm của giai đoạn 2000-2020 (21 năm). Việt Nam, Campuchia, Indonesia, và Philippines có từ 17 đến 20 năm thâm hụt ngân sách trong giai đoạn này.
Chỉ tính riêng năm 2018, sáu quốc gia thành viên ASEAN có mức thâm hụt ngân sách lớn và một số quốc gia ghi nhận mức nợ công cao. Tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài và nợ công cao sẽ tiếp tục gia tăng đáng kể khi các nước tăng chi tiêu để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Các nước ASEAN dự kiến phải đối mặt với thâm hụt ngân sách với tỷ lệ trung bình 4,2% GDP năm 2020.
Với thực tế có quốc gia ân hạn thuế cho doanh nghiệp lên đến 20 năm và một loạt các ưu đãi khổng lồ về thuế khác, mức thuế suất doanh nghiệp hiệu quả bình quân tại khu vực ASEAN đã giảm trung bình 9,4 điểm phần trăm (2015). Điều này khiến ASEAN trở thành một trong những khu vực có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp sau ưu đãi thuế thấp nhất trên thế giới.
Cũng giống như nhiều khu vực khác trên thế giới, các nước thành viên ASEAN đang cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua xuống đáy bằng cách hạ thấp mức thuế thu nhập doanh nghiệp và liên tục đưa ra các ưu đãi thuế rất lớn đối với các nhà đầu tư. Trong mười năm qua, thuế suất trung bình thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực đã giảm từ mức trung bình 25,1% năm 2010 xuống còn 21,7% năm 2020.
Để giải quyết thực trạng trên, TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng VEPR, cho biết: “Đây chính là thời điểm ASEAN và các nước thành viên tăng cường hợp tác và thống nhất với nhau về tiêu chuẩn tối thiểu chung đối với ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong khu vực. Các chính phủ cần ngăn chặn các thực hành thuế có hại gây thất thu ngân sách, mất đi nguồn lực để đầu tư cho các dịch vụ công thiết yếu và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nước thành viên”.
“Những ưu đãi thuế này mang lại lợi nhuận cho các tập đoàn lớn mà bỏ qua phúc lợi của người dân châu Á. Việc làm này cần phải được chấm dứt. ASEAN cần đưa ra một danh sách đen về các loại hình ưu đãi thuế không được phép sử dụng; đồng thời tạo một ranh giới rõ ràng và nói không với những thực hành thuế có hại đang gây xói mòn ngân sách quốc gia. Nếu cần thiết, các nước chỉ cho phép áp dụng ưu đãi thuế cho các đầu tư mang lại lợi ích cho người dân và không được áp dụng cho một ngoại lệ nào khác”, ông Thành chia sẻ thêm.
Theo nhận định của VEPR, “cuộc đua xuống đáy là một trò chơi mà tất cả các nước thành viên tham gia đều thua cuộc”. Bởi không có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy ưu đãi thuế làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN, thậm chí thực tế còn ngược lại.
Hầu hết các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại ở ASEAN không nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư dài hạn, mà thay vào đó được sử dụng để khỏa lấp cho những yếu kém trong năng lực quản trị và cơ sở hạ tầng cũng đáp ứng mong muốn ngắn hạn của các nhà đầu tư.
Ông Ah-Maftuchan – điều phối viên Liên minh thuế và công bằng tài khóa châu Á bổ sung: “Các quốc gia thành viên ASEAN cần phối hợp loại bỏ các chính sách thuế có lợi cho nước mình nhưng có hại cho nước láng giềng, chấm dứt ‘cuộc đua xuống đáy’ về ưu đãi thuế gây thất thu ngân sách, khiến cho người dân các quốc gia nghèo hơn thêm khó khăn trong cuộc sống”.
Hành động cụ thể để tăng cường hợp tác về thuế trong khu vực, tránh tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên VEPR đề xuất: Thứ nhất, ASEAN cần lập danh sách đen và danh sách trắng về ưu đãi thuế. Trong đó, ASEAN cần áp dụng một cơ chế khu vực giám sát các chính sách thuế và cùng đồng thuận những ưu đãi nào nên được liệt kê vào danh sách đen hoặc danh sách trắng. Thứ hai, ASEAN cần thiết lập mức thuế suất tối thiểu trong nội khối. Trước hết, ASEAN cần chấm dứt cuộc đua xuống đáy về ưu đãi thuế. Mức thuế suất thực nộp tối thiểu nên được ASEAN thảo luận một cách kỹ lưỡng và nên quanh mức từ 12,5% đến 20%. Thứ ba, ASEAN cần xây dựng quy tắc về quản trị tốt các ưu đãi thuế. Trong mọi trường hợp, bất kỳ ưu đãi thuế nào cũng phải có một thời gian áp dụng rõ ràng và ngày kết thúc được quy định trong luật. Thứ tư, tất cả quốc gia thành viên ASEAN nên công bố báo cáo chi qua thuế hàng năm một cách minh bạch, và công bố cùng với báo cáo ngân sách quốc gia hàng năm. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.