'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại Diễn đàn cải cách và phát triển Việt Nam 2019, bà Thạch Lê Anh cho biết tất cả các quốc gia có hệ sinh thái startup đặc biệt phát triển như Mỹ, Israel, Hàn Quốc… đều có sự tham gia của Chính phủ, không chỉ với vai trò chính sách mà còn dưới vai trò là nhà đầu tư cho quỹ đầu tư mạo hiểm.
Chẳng hạn như tại Mỹ, ngoài tham gia dưới vai trò chính sách, Chính phủ Mỹ đã trực tiếp tham gia vào việc đầu tư. Chính phủ Mỹ đã đầu tư 25% tổng số vốn của hai quỹ Huron River Ventures và Michigan Accelerator Fund ngay từ khi mới thành lập.
Chính phủ Mỹ chấp nhận giới hạn lợi nhuận của mình ở mức 1,5 lần. Điều này đồng nghĩa nếu quỹ tạo ra lợi nhuận hơn 1,5 lần, tất cả các nhà đầu tư sẽ được lãi nhiều hơn phần mình đóng góp. Vì thế, việc này giúp quỹ nhanh chóng được thành lập và đi vào hoạt động.
Bà Thạch Lê Anh tại Diễn đàn cải cách và phát triển Việt Nam 2019
Tại Israel, từ cách đây hơn 40 năm, chính phủ đã bắt đầu có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp để khởi nghiệp sáng tạo. Trong mỗi bộ của Israel đều có một cơ quan chuyên về đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo và một chuyên gia trưởng được phân công chịu trách nhiệm về việc phát triển khoa học công nghệ để thúc đẩy đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo.
Xét theo phần trăm GDP, Israel dành nhiều ngân sách nhất cho R&D (nghiên cứu phát triển) trên thế giới, khoảng 4,5% - cao hơn rất nhiều mức bình quân 2,2% của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và các quốc gia có cùng mức GDP trên toàn cầu.
Theo Cơ quan sáng tạo Israel (IIA), nguồn ngân sách trên được sử dụng chủ yếu để chính phủ chia sẻ các rủi ro về tài chính với những startup.
Tính đến tháng 4/2015, Bộ Kinh tế Israel đã hỗ trợ cho 20 startup bằng cách đầu tư 7 tỷ USD cho mỗi 1 tỷ USD gọi vốn từ các nhà đầu tư tư nhân. Như vậy, mảng tư nhân chỉ chiếm 15% tổng số vốn đầu tư cho khởi nghiệp ở Israel nhưng lại đóng vai trò khá quan trọng trong giai đoạn sau của doanh nghiệp khi các dự án thành công.
Ngoài ra, hàng năm, văn phòng khoa học quốc gia Israel (OCS) sử dụng 85% khoản tiền ngân sách 450 triệu USD để hỗ trợ cho gần 200 startup cũng như đầu tư cho hàng loạt các dự án nghiên cứu, phát triển của những tập đoàn lớn.
Theo tính toán của các cơ quan chức năng Israel, trong những năm qua, khi Chính phủ Israel đầu tư 1 USD cho khởi nghiệp sáng tạo thì lợi nhuận mang lại là 5 - 8 USD, thậm chí là 17 USD cho đất nước.
Tại châu Á, quốc gia điển hình cho sự đầu tư rất lớn của Chính phủ cho hệ sinh thái khởi nghiệp là Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 2,91 tỷ USD để phát triển startup. Phần lớn số tiền này sẽ được sử dụng để đầu tư vào các startup thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân ở các giai đoạn khác nhau; gỡ bỏ một số các loại thuế từ bán cổ phần công ty; cho phép nhà đầu tư miễn giảm thuế (với điều kiện họ tái đầu tư khoản lãi từ bán cổ phần của mình).
Như vậy, có thể thấy rằng, Hàn Quốc đang chuẩn bị cho các startup của mình một cơ chế dễ dàng huy động vốn ở mọi giai đoạn.
Ở giai đoạn vốn mồi và trước sàn KONEX, startup Hàn Quốc có thể huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm được đồng đầu tư bởi Chính phủ. Các giai đoạn sau, startup có thể lần lượt huy động vốn ở sàn KONEX, KOSDAQ và KOSPI.
Ngoài ra, các cơ chế đồng đầu tư của Chính phủ cũng như miễn giảm thuế thu từ bán cổ phần cũng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thường xuyên thực hiện mua bán sáp nhập hơn, qua đó tạo thanh khoản cho các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm.
Chính Phủ Hàn Quốc từ năm 2005 đã thành lập “Quỹ Mẹ” (Fund of Funds) được quản lý bởi công ty nhà nước KVIC (Korea Venture Investment Corporation). Công ty này quản lý nguồn vốn góp từ 8 cơ quan chính phủ khác nhau và góp vốn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc nhằm tạo vốn mồi cho các quỹ đầu tư mạo hiểm này đi kêu gọi thêm vốn đầu tư từ tư nhân.
Tính đến thời điểm năm 2016, 66,6% số quỹ đầu tư mạo hiểm và 81,1% số tiền đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc đều được tạo ra từ các khoản vốn mồi của KVIC vào các quỹ đầu tư.
Ngoài công cụ là KVIC, Chính phủ Hàn Quốc còn sử dụng Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (Korea Developemt Bank – KDB) để đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong giai đoạn 2012 – 2015, có 12,5% số vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc đều xuất phát từ KDB.
Công cụ thứ 3 của Chính phủ Hàn Quốc là Growth Ladder Fund (GLF). Tổ chức này có nhiệm vụ huy động và quản lý vốn từ các ngân hàng quốc doanh của Hàn Quốc để đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm.GLF cũng được quyền đầu tư vào các doanh nghiệp startup ở giai đoạn phát triển và mở rộng.
Công cụ thứ 4 Chính phủ Hàn Quốc sử dụng là việc cho phép các quỹ hưu trí đầu tư tới 10% tổng số tiền của họ vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. Với các công cụ này, Hàn Quốc đã tăng tổng số quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước từ 54 lên tới 279 quỹ.
Thời gian này cũng là thời gian mà các công ty công nghệ “tỷ đô” của Hàn Quốc được xây dựng như KaKao, Naver, Coupang... Thị trường đầu tư mạo hiểm tại Hàn Quốc bắt đầu cất cánh vào năm 2014. Từ 71 triệu USD đầu tư trong năm 2013, tới năm 2014, số tiền đầu tư mạo hiểm đã tăng lên 949 triệu USD. Sau đó, nó đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1,8 tỷ USD trong năm 2015.
Những năm gần đây, số vốn đầu tư mạo hiểm hàng năm đã duy trì ổn định ở mức 500 triệu- 600 triệu USD mỗi năm.
Theo VSV, thị trường Việt Nam trong 3 năm trở lại đây đã và đang là một thị trường giàu tiềm năng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Năm 2016, cả Việt Nam có 50 thương vụ đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, với tổng giá trị lên tới 205 triệu USD, phần lớn nguồn vốn đầu tư này đến từ các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư nước ngoài.
Tới năm 2017, với 92 thương vụ đầu tư, tổng số tiền đầu tư cho thị trường đầu tư mạo hiểm đã tăng lên 291 triệu USD; 84% số vốn đầu tư đó là đến từ các quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2018, cùng con số 92 thương vụ đầu tư, nhưng giá trị đầu tư đã đạt con số 889 triệu USD, tương đương gấp 3 lần so với năm 2017. Tuy không có thống kê chính xác về số thương vụ được đầu tư bởi các quỹ đầu tư trong nước, nhưng nếu không tính đến các thương vụ mua đi bán lại của các công ty, ước tính tỷ lệ nguồn vốn đầu tư đến từ các quỹ đầu tư nước ngoài cũng xấp xỉ 80% như năm 2017.
Nhìn vào con số này VSV đề xuất Chính phủ Việt Nam 2 vấn đề lớn đó là sớm soạn thảo và ban hành Luật Đầu tư mạo hiểm và thí điểm đầu tư vốn mồi vào các quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước để kêu gọi đồng đầu tư từ nước ngoài vào các công ty khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam.
“Nếu Việt Nam muốn tập trung phát triển startup để làm đòn bẩy kinh tế, Chính phủ cần tham gia đầu tư trực tiếp để kích thích tăng trưởng về số lượng và chất lượng startup, đặc biệt là giai đoạn đầu.
“Chúng ta nhận thấy Việt Nam đang thiếu nhà đầu tư ở giai đoạn vốn gieo mầm từ 10 nghìn đến 500 nghìn USD trong khi gần như toàn bộ startup ở Việt Nam đều nằm ở giai đoạn này. Một khi các startup đã phát triển vượt qua ngưỡng nửa triệu USD, họ có thể dễ dàng hơn trong việc gọi vốn từ các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài”, bà Thạch Lê Anh nói.
Theo bà Thạch Lê Anh, khi bắt đầu tham gia đầu tư trong thị trường startup, các quỹ Chính phủ cần lưu ý một số điều như: những người quản lý quỹ có đầu tư tiền của mình vào quỹ hay không; đội ngũ quản lý quỹ đã đầu tư bao nhiêu công ty không;tỷ lệ thành công và thất bại…
Bà Lê Anh cũng nêu một số tiêu chí mà các quỹ đầu tư mạo hiểm cần đáp ứng và tuân thủ khi được Chính phủ lựa chọn quản lý quỹ như: các quỹ được lựa chọn phải đầu tư toàn bộ số tiền đầu tư kêu gọi được vào các startup đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, tối thiểu bằng với số tiền mà Chính phủ cam kết đầu tư vào quỹ; các quỹ đầu tư được lựa chọn phải đầu tư hoặc kêu gọi được đầu tư tối thiểu 2/3 tổng số vốn của quỹ…
Để có thể mở rộng mạng lưới nhà đầu tư tư nhân, Chính phủ nên có những gói tài chính dành riêng cho việc đầu tư mạo hiểm kết hợp với một số tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp và để họ quản lý phần vốn này.
“Chính phủ đóng vai trò tài trợ vốn, không nên cử người tham gia vào hội đồng quản trị của từng công ty khởi nghiệp, bởi việc quản lý này sẽ không phải là sở trường của những người làm chính sách. Tư nhân cùng bỏ vốn đầu tư họ có quyền lợi sẽ lo bảo toàn và phát triển nguồn vốn của họ, họ vừa có kinh nghiệm hơn lại có đội ngũ quản lý, thẩm định đầu tư chuyên nghiệp hơn, họ biết khi nào là thời điểm nên đầu tư và thời điểm nào nên thoái vốn để thu lời”, bà Lê Anh khuyến nghị.
Tỷ lệ vốn đề xuất mà Chính phủ nên tham gia đầu tư, theo bà Lê Anh, là 1/3 tổng số vốn của mỗi quỹ đầu tư, với con số tối thiểu nên đầu tư cho mỗi quỹ là 10 triệu USD, với điều kiện quỹ kêu gọi được 2/3 tổng số vốn còn lại từ nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài.
Điều đó tương ứng với việc, cứ mỗi 10 triệu USD vốn đối ứng mà Chính phủ đầu tư, mỗi quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ kêu gọi thêm tối thiểu 20 triệu USD từ tư nhân để đầu tư cho các startup Việt Nam.
Nhóm chuyên gia VSV đề xuất Chính phủ đầu tư vào tối thiểu 5 quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.