'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Tài chính mới đây đã tiến hành "bêu tên" 667 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán tính đến hết ngày 15/11/2018.
Các doanh nghiệp bị "bêu tên" chủ yếu là các công ty con của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc các bộ, ngành (tổng cộng 295 doanh nghiệp); cùng với đó là các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của các UBND cấp tỉnh (tổng cộng 372 doanh nghiệp).
Các doanh nghiệp này đưa ra nhiều nguyên do khác nhau lý giải về việc chưa hoàn thành nghĩa vụ lên sàn sau cổ phần hóa. Phổ biến nhất là các lý do không có đủ số lượng cổ đông cần thiết hoặc/và không đủ vốn điều lệ cần thiết để trở thành công ty đại chúng và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cụ thể hơn, một số doanh nghiệp cho biết họ có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, số khác cho hay số lượng cổ đông của công ty họ nhỏ hơn 100...
Cùng với đó, nhiều trường hợp kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tiếp, tạm ngừng hoạt động; vẫn còn lỗ lũy kế; thậm chí có trường hợp còn hủy tư cách công ty đại chúng. Một số doanh nghiệp thì "kêu" rằng đang gặp khó khăn trong quá trình thay đổi tổ chức và cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp nên chưa thể lên sàn.
Các nguyên nhân khác có thể kể đến như: đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán cổ phần hóa, đang tiến hành bàn giao cho SCIC, đang hoàn thiện hồ sơ lưu ký chứng khoán, đang hoàn tất thủ tục lên sàn... Cá biệt có trường hợp cho rằng việc niêm yết chưa mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông và công ty. Cũng có trường hợp sau khi cổ phần hóa xong, Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ nên không quyết được việc lên sàn.
Theo đánh giá từ Bộ Tài chính, hầu hết các DNNN cổ phần hóa đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoạt động kinh doanh có lãi qua các năm và có sự tăng trưởng cả về doanh thu cũng như lợi nhuận. Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này chiếm khá lớn so với toàn thị trường niêm yết nói chung.
Nguyên do là bởi các DNNN này đều có những lợi thế nhất định do được thừa hưởng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và một số ưu đãi từ chính sách cổ phần hóa, đồng thời cơ chế hoạt động theo mô hình mới cũng năng động hơn nên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có những chuyển biến tích cực. "Nhờ đó, hầu hết các doanh nghiệp đều có nguồn giữ lại để tăng vốn điều lệ, hoặc đáp ứng đủ điều kiện cũng như có đủ uy tín để huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua việc phát hành thêm", Bộ Tài chính cho hay.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc gắn cổ phần hóa với niêm yết đến thời điểm này vẫn chưa được chú trọng.
Bộ Tài chính nhận định, việc nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ yêu cầu cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Bạn đọc có thể xem danh sách 667 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng chưa lên sàn chứng khoán tại đây!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.