Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trước đây, để lý giải về nguyên nhân khiến giá vàng biến động mạnh, giới chuyên gia thường nhắc đến tâm lý lạc quan nhằm tận dụng cơ hội trên thị trường của các nhà giao dịch, hơn là những thay đổi lớn trong cơ cấu đầu tư.
Tuy nhiên, đà tăng phi mã của giá vàng trong thời điểm gần đây đã mở ra một góc nhìn mới. Trong thời điểm hiện nay, kim loại quý được coi là "miếng bánh ngon" đối với tất cả mọi người.
Đây là kết quả của việc các ngân hàng trung ương liên tục can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động thị trường.
Sự can thiệp mở rộng nhằm đối phó với những tác động của đại dịch Covid-19 đã làm hài lòng nhiều người dân, song đây cũng là yếu tố tạo ra thách thức đối với các ngân hàng trung ương và nền kinh tế nói chung.
Lãi suất tại các nền kinh tế lớn, vốn đã bắt đầu tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính, hiện đã quay trở lại gần bằng 0. Diễn biến này, cộng với các chương trình mua trái phiếu mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương, đã khiến giá trị các khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủ giảm sút.
Trong bối cảnh đó, những lo ngại về rủi ro lạm phát tăng cao đã đưa vàng, vốn được coi là kênh đầu tư tốt thứ hai so với trái phiếu vì không có lãi suất, vào một vị trí đáng mơ ước.
Các nhà phân tích tại ngân hàng UBS lý giải: "Vàng ngày càng trở thành một phần quan trọng trong danh mục đầu tư ở một thế giới có lợi suất thấp". Trong nhiều trường hợp, một số nhà đầu tư quỹ phòng hộ rủi ro nổi tiếng nhất đã miễn cưỡng chuyển sang đầu tư vàng.
Sau khi ghi nhận mức tăng 17% trong nửa đầu năm 2020, giá vàng tiếp tục leo lên mức cao kỷ lục trước khi quay đầu giảm xuống chỉ còn dưới ngưỡng 2.000 USD vào ngày 11/8. Diễn biến này đã khiến giới đầu tư thay đổi tư duy chiến lược đối với vàng. Từ những giao dịch ngắn hạn, giờ đây họ lại hướng đến các danh mục đầu tư dài hạn.
Để lý giải cho xu hướng này, các chuyên gia cho hay lợi suất thực của trái phiếu chính phủ sau khi điều chỉnh lạm phát đã sụt giảm mạnh, đi kèm với những suy đoán về tình hình lạm phát gia tăng, đã khiến vàng trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn so với trái phiếu chính phủ.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng lựa chọn vàng thay vì trái phiếu doanh nghiệp bởi các ngân hàng trung ương vẫn đang giữ lãi suất ở mức thấp (bằng cách hạ tỷ giá chính thức và mua vào một lượng lớn chứng khoán thị trường).
Cùng với đó, lo lắng về sự suy giảm tiền tệ và các cú sốc địa chính trị cũng là nguyên nhân khiến vàng trở nên "lấp lánh" hơn trong mắt giới đầu tư.
Một số người cho rằng việc lưu trữ vàng sẽ bảo vệ giới đầu tư khỏi những rủi ro liên quan đến sự sụt giá của đồng USD, trong khi những người khác muốn sử dụng kim loại quý này như một "hàng rào bảo vệ" trước những quan ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, bên cạnh nỗi lo về tình trạng giảm phát và lạm phát.
Chuyên gia Paul Tudor Jones đến từ công ty đầu tư Tudor Investment Corp nhận định: "Vàng đóng vai trò như một lựa chọn đầu tư nhằm chống lại những kịch bản lạm phát tiền tệ lớn và phòng ngừa trước những rủi ro như sự bùng phát căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ - Trung, nơi các biện pháp trừng phạt tài chính có thể được sử dụng một cách quyết liệt".
Trong bối cảnh đó, vàng đang hướng đến kịch bản trở thành một tài sản "phải có". Tâm lý này khiến giá vàng tăng lên khi đang có ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm đến kim loại quý này như một cách để giảm thiểu rủi ro.
Kết quả là, giống nhiều sự thay đổi cơ cấu đột ngột khác, diễn biến này sẽ kéo theo sự tăng vọt về giá.
Trong ngắn hạn, việc giá lên cao hơn sẽ khiến giới đầu tư tin vào quyết định của mình và "ru ngủ" giới chính trị gia cũng như các chủ ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, giới phân tích cũng lưu ý bài học kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008. Điều gì sẽ xảy ra nếu "trái bong bóng" trên thị trường vàng "xì hơi"?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.