Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Gửi kiến nghị tới Hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp năm 2017 sắp diễn ra trong tháng 5 này, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) kỳ vọng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan giải quyết sớm việc tái cơ cấu các khoản vay nước ngoài của dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Cụ thể, tổng các khoản vay nước ngoài của dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là 300 triệu USD, bao gồm 200 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc và 100 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết Đức.
Liên quan đến khoản vay này, Bộ Tài chính đã có văn bản số 1626/BTC-QLN ngày 14/11/2016 xin ý kiến các bộ ngành liên quan về dự thảo cơ chế chuyển đổi, hỗ trợ đối với nguồn vay nước ngoài đầu tư cho dự án.
Theo đó VIDIFI chịu trách nhiệm trả nợ lãi, việc trả nợ gốc được bố trí bằng vốn ngân sách qua Bộ Giao thông vận tải được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, ngày 13/1/2017, tại văn bản số 348/BKHĐT-KTĐN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại không thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính. Cụ thể, Bộ này cho rằng nhiều cơ quan chủ quản (trong đó có Bộ Giao thông vận tải) hiện đang gặp khó khăn trong cân đối kế hoạch vốn nước ngoài… Do đó, đề xuất đưa các hợp phần được thực hiện bằng vốn vay Hàn Quốc và Đức trong dự án vào kế hoạch đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải là khó có cơ sở để bố trí được vốn.
Theo Vidifi, tại báo cáo kiểm toán dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ngày 20/1/2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện Quyết định số 746/QQĐ-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
"Hiện nay, các chỉ tiêu tài chính thực tế tương đối sát với dự kiến trong phương án tài chính cập nhật của dự án được Bộ Giao thông vận tải rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Riêng các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án theo Quyết định 746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay vẫn chưa được thực hiện (bao gồm khoản hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng của dự án khoảng 4.069 tỷ đồng, khoản tái cơ cấu các khoản vay nước ngoài 300 triệu USD)".
Vidifi cho biết, nếu phần hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án không được bố trí vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 sẽ gây khó khăn rất lớn cho vấn đề tài chính, thậm chí phá vỡ phương án tài chính dự án.
Hiện, số thu phí từ 2 tuyến đường bình quân là 5,5 tỷ đồng/ngày, lãi vay phải trả khoảng 8 tỷ đồng/ngày, số tiền hụt là 2,5 tỷ đồng/ngày (khoảng 900 tỷ/năm), lãi vay chiếm 94% chi phí trong giai đoạn vận hành tuyến đường cao tốc.
Theo Vidifi, do số vốn đã cho vay dự án chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nếu các khoản hỗ trợ không được cấp theo Quyết định 746/QĐ-TTg sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Ngân hàng này.
Ngoài ra, việc các khoản hỗ trợ của Nhà nước không được cấp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức PPP cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hạ tầng nhà nước đang khuyến khích.
Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư 45.587 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị hơn 30.500 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng gần 3.700 tỷ đồng, chi phí tư vấn gần 1.160 tỷ đồng. Tổng chiều dài toàn tuyến là 105,5 km, tốc độ thiết kế 120 km/giờ, có 6 trạm thu phí. Theo báo cáo của Vidifi, lưu lượng xe trên đường bình quân năm 2016 đạt 20.000-25.000 lượt xe/ngày đêm, thời điểm đầu tháng 3/2017 đạt 28.000 lượt xe/ngày đêm. Lưu lượng tham gia giao thông trên cao tốc hiện chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng giao thông tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Được xem là đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, dự kiến, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sẽ mãn tải vào sau 18 năm khai thác. Năm 2016, Vidifi đạt doanh thu thuần 1.430 tỷ đồng, tăng 11,8 lần so với mức 121 tỷ của năm 2015. Như vậy, trung bình mỗi ngày của năm 2016, đơn vị thu về khoảng 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn ghi âm 1.756 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến cuối năm 2016 của Vidifi đạt hơn 38.700 tỷ đồng. Vốn điều lệ cùng thời điểm là hơn 3.700 tỷ, trong đó Vinaconex góp 40 tỷ đồng. Nợ gốc của dự án tính đến hết năm 2015 là 27.558 tỷ nhưng trên phương án tài chính, khoản này lại được xác định là hơn 32.120 tỷ, chênh lệch hơn 4.500 tỷ đồng. Sau khi điều chỉnh một số thông số đầu vào theo số liệu tính đến 30/9/2016, Kiểm toán Nhà nước xác định thời gian thu phí hoàn vốn thực tế của dự án có thể giảm 1 năm 3 tháng 3 ngày so với phương án mà chủ đầu tư đang trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định (28 năm 8 tháng). |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.