Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng. Việt Nam đã có 171 tàu bay khai thác mang quốc tịch nước ta và dự kiến trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ có khoảng 250 tàu bay mang quốc tịch Việt.
Theo tính toán từ nay đến năm 2030, ngành hàng không Việt Nam sẽ cần khoảng 200 phi công mỗi năm để đáp ứng nhu cầu phát triển. Hiện tại, chưa có trung tâm đào tạo huấn luyện phi công nên hầu hết phải đào tạo tại nước ngoài, khiến chi phí đào tạo tăng cao, lãng phí nguồn lực xã hội và không chủ động được nguồn nhân lực.
“Vì vậy việc thành lập trung tâm huấn luyện phi công cơ bản tại Việt Nam là rất cần thiết và là chiến lược quan trọng của ngành hàng không dân dụng trong giai đoạn hiện nay”-lãnh đạo Cục Hàng không cho biết.
Hiện nay, Công ty VFT là tổ chức huấn luyện duy nhất được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn với nhiệm vụ đào tạo phi công cho hàng không Việt Nam, Công ty VFT vẫn đang triển khai các khóa đào tạo huấn luyện phi công cơ bản với số lượng khoảng 100 học viên/năm. Chương trình đào tạo lý thuyết của Công ty được thực hiện tại TP.HCM, chương trình thực hành được thực hiện tại nước ngoài.
Theo quy hoạch ngành được phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018, Cảng hàng không Rạch Giá được xác định quy mô công suất đến năm 2020 đạt công suất 300.000 khách/năm, giai đoạn đến năm 2030 đạt cồng suất 500.000 khách/năm. Đồng thời, Cảng hảng không Rạch Giá được xác định là trung tâm đào tạo và huấn luyện bay cùng với các cảng hàng không khác như Chu Lai, Phú Bài, Đồng Hới...
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.