Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu tại buổi họp báo công bố Việt Nam chính thức hoàn thành đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cho biết Việt Nam đã hoàn thành dề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được ban hành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Bộ trưởng, đến nay, chúng ta đã hoàn thành 4 mục tiêu lớn của đề án. Cụ thể là hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân/26 triệu hộ gia đình. Giải phóng 112MHz trên băng tần 700MHz, là băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thông tin di động 5G toàn quốc.
Bên cạnh đó, mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương 50% dân số) đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số), xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.
Ngoài ra đã thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình số mặt đất. Nếu như năm 2011 chỉ có Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC làm truyền hình số mặt đất với 100% vốn nhà nước, thì đến năm 2020 đã có 5 đơn vị làm, trong đó có công ty cổ phần như Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), Công ty TNHH truyền hình kỹ thuật số miền Nam (SDTV) và Công ty cổ phần truyền hình số miền Bắc (DTV).
"Trong 9 năm qua, đầu tư cho phủ sóng truyền hình số mặt đất đã thêm gần 2.000 tỷ, trong đó vốn xã hội hóa đạt trên 50%", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Cuối cùng là 100% các đài phát thanh truyền hình địa phương đã được tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hóa tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng, trong khi trước 2011 thì 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng.
Theo Bộ trưởng, điểm đột phá lớn nhất của đề án là Việt Nam đã sử dụng công nghệ DVB-T2 là công nghệ thế hệ sau thay vì công nghệ DVB-T. Công nghệ DVB-T2 sử dụng kỹ thuật điều chế và mã hóa tín hiệu ưu việt hơn nên hiệu quả sử dụng tần số tăng gấp 1,5 lần so với công nghệ DVB-T và có khả năng chống nhiễu tốt hơn.
Vào thời điểm 2011, có 6 nước sử dụng DVB-T2 trong số 147 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2. Đến 2020, có 102 nước đã sử dụng DVB-T2 trong số 162 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2.
Với việc tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất trong năm 2020, Việt Nam đứng thứ 5/10 nước ASEAN về hoàn thành số hóa truyền hình (Brunei 2017, Singapore 2019, Malaysia 2019, Thailand 2020), giữ đúng cam kết về thời gian hoàn thành, trong khi Việt Nam là nước đông dân nhất trong 5 nước nêu trên.
Với thế giới, mặc dù Việt Nam có dân số đứng thứ 15 và thu nhập đứng thứ 130/193 nước nhưng đứng thứ 78/193 nước hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết từ 00 giờ ngày 28/12/2020, Việt Nam đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự, hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.