Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói:
"Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam trên 11 tỷ USD, đứng trong Top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Intel, General Electric, Microsoft, AIG, Coca-Cola, Chevron… đã có các khoản đầu tư lớn tại Việt Nam và hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua.
Ở đây cũng cần phải nói rõ là, con số thống kê hơn 11 tỷ USD chưa phản ánh đầy đủ đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam, do một số công ty Hoa Kỳ như Intel, Coca-Cola, Procter & Gamble, ConocoPhillips… đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình tại một số thị trường khác như British Virgin Islands, Singapore, Hồng Kông...
Những con số nói trên là đáng khích lệ, nhưng so với đầu tư của Hoa Kỳ vào các nước khác trong khu vực như Singapore, Malaysia, hay so với các khoản đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… tại Việt Nam, thì đầu tư từ Hoa Kỳ vào nước ta còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng.
Một trong những nguyên nhân chính là đến nay, Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ, vẫn tạo ra nhiều rào cản trong quan hệ thương mại, đầu tư với Việt Nam.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác có thể kể đến, như tính minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam chưa cao; việc thực thi pháp luật còn thiếu nhất quán ở các địa phương; những hạn chế về kết cấu hạ tầng, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, giao thông…; sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao.
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ, với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại, luôn đòi hỏi sự minh bạch trong chính sách pháp luật, họ sợ phải chạy lòng vòng bởi cơ chế "xin - cho". Chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực dịch vụ có trình độ quản trị cao như tài chính - ngân hàng…, nên nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ở mức độ cao…"
Vậy với tư cách là người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư, ông sẽ làm gì để tháo gỡ những vướng mắc đó?
Những điểm làm hạn chế sức cạnh tranh của môi trường đầu tư cần nhanh chóng được khắc phục, nhất là về thủ tục hành chính. Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian tới là tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, hoàn thiện luật pháp về đầu tư, kinh doanh, tạo sự thân thiện và an tâm đối với người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Đặc biệt, tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014, cũng như thúc đẩy thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư mà Chính phủ đã ban hành trong 3 năm liền, nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, minh bạch và thuận lợi cao nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là các thủ tục triển khai thực hiện dự án ở tất cả các khâu như đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, môi trường, lao động để rút ngắn thời gian, giảm chi phí, gia tăng hiệu quả đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược, bao gồm hoàn thiện thể chế, xây dựng kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khi thể chế kinh tế thị trường được thực hiện một cách đầy đủ và hiện đại hơn, tôi tin là các cơ chế, chính sách sẽ minh bạch và dễ tiên liệu, làm cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng, nhà đầu tư nước ngoài nói chung yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam.
Bộ trưởng dự báo như thế nào về đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới?
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có hợp tác đầu tư, ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt sau chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ vào giữa năm 2015 nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tương tự, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, cũng như các cuộc tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao hai nước bên lề các diễn đàn quốc tế và khu vực, đã và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.
Quan hệ chính trị, ngoại giao được đẩy mạnh sẽ tạo nền tảng quan trọng và niềm tin để doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam, Hoa Kỳ cùng 10 quốc gia khác kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 10/2015 là cơ hội chưa từng có để thúc đẩy hơn nữa quan hệ toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng cao, đưa Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
Việc Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu thời gian qua và việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập vào cuối năm 2015 cũng là những xung lực quan trọng thúc đẩy và mở rộng đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Với chi phí nhân công tăng cao tại một số quốc gia trong khu vực, nhiều tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đã hướng tới Việt Nam, nơi có nguồn lao động trẻ, dồi dào, có tính cạnh tranh và được đào tạo tương đối bài bản.
Có thể nói, Việt Nam đang là địa chỉ đầu tư đáng tin cậy của doanh nghiệp Hoa Kỳ. Đơn cử, trong nhiều năm gần đây, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Singapore đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ có trụ sở tại Singapore, do đích thân Đại sứ dẫn đầu, sang Việt Nam tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
Đến nay, nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã coi Việt Nam là thị trường chiến lược tiềm năng, là trọng điểm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của mình. Đặc biệt, sau khi kết thúc đàm phán TPP, Việt Nam đã trở nên "khác biệt" và hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ khi so sánh với các quốc gia khác tại Đông Nam Á.
Ngoài ra, các yếu tố như dân số trẻ và thu nhập của người dân được cải thiện giúp sức mua của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng, tình hình chính trị ổn định, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được hoàn thiện… cũng là những yếu tố cơ bản khiến các nhà đầu tư Hoa Kỳ thêm tin tưởng vào điểm đến Việt Nam.
Những lĩnh vực nào được kỳ vọng là sẽ thu hút các dự án đầu tư lớn, chất lượng cao từ Hoa Kỳ, thưa Bộ trưởng?
Chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài với mong muốn có thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, được chuyển giao công nghệ, tiếp thu kỹ năng quản trị tiên tiến, hiện đại. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ, với thế mạnh tài chính, công nghệ hiện đại và kỹ năng quản trị tiên tiến, đáp ứng được những kỳ vọng đó.
Thêm nữa, Hoa Kỳ tập trung nhiều tập đoàn xuyên quốc gia. Trong khi đó, định hướng của Việt Nam trong thời gian tới là thu hút ngày càng nhiều dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia, bởi có các dự án này, chúng ta có cơ hội nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo tác động lan tỏa tới kinh tế - xã hội Việt Nam và tạo cú hích để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nhỏ và vừa.
Các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Việt Nam hiện nay như dầu khí, hàng không, công nghệ thông tin, điện và cơ sở hạ tầng cũng là những lĩnh vực mà nhà đầu tư Hoa Kỳ có thế mạnh, với các tên tuổi lớn như Exxon Mobil, Chevron, Boeing, ADC - HAS Airport, Microsoft, Intel, Apple, HP, General Electric, General Atlantis, AES…
Tới đây, chúng ta sẽ tập trung tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nhiều hơn vào những lĩnh vực này. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta không thu hút đầu tư bằng mọi giá, mà sẽ chọn lọc, khuyến khích các dự án có tác động tới phát triển bền vững của đất nước.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.