'Việt Nam đang nắm chiếc 'chìa khóa vàng' khiến nhiều ông lớn thèm muốn'

Hoàng Sơn - 12/11/2023 18:12 (GMT+7)

(VNF) - Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, những "ông lớn" trong ngành sản xuất chip bán dẫn như Intel, Samsung hay Foxconn không dại gì mà không đầu tư tại Việt Nam, bởi vì Việt Nam đang nắm trong tay chiếc "chìa khóa vàng" của ngành này, đó chính là đất hiếm. Đây là một trong những phát biểu của các chuyên gia, chính trị gia đáng chú ý trong tuần qua.

VNF

'Lương khu vực nhà nước sẽ tiệm cận với khu vực tư'

Về vấn đề cải cách tiền lương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tiền lương là vấn đề được cử tri, Quốc hội rất quan tâm. Tiền lương góp phần tái tạo sức lao động, đồng thời cũng là động lực cho người lao động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Về chủ trương, Thủ tướng cho biết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết 27 năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Theo Thủ tướng, vừa qua chúng ta chưa thực hiện được chính sách cải cách tiền lương do nguồn lực còn khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Dù vậy, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp tăng thu giảm chi, tiết kiệm các khoản để tạo nguồn cho cải cách tiền lương.

“Đến nay, ngân sách đã có khoảng 560 ngàn tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương từ tháng 7/2024" - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay.

Cũng theo Thủ tướng, song song với cải cách tiền lương khu vực nhà nước, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách tiền lương khu vực ngoài Nhà nước. Theo Thủ tướng, định hướng xây dựng chính sách tiền lương cho công chức, viên chức khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước tiệm cận với nhau, theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương.

>>>Xem thêm: Thủ tướng Phạm Minh Chính: ‘Lương khu vực nhà nước sẽ tiệm cận với khu vực tư’

'Cần chế tài cắt đứt các quan hệ doanh nghiệp sân sau'

Về các giải pháp cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng phải tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, không để sơ hở, thiếu sót để các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội. "Những vấn đề thấy rõ có sơ hở, thiếu sót chỉ ra trong công tác thì phải khẩn trương khắc phục ngay", ông nhấn mạnh.

Bộ trưởng chia sẻ, qua những vụ án thực tế vừa rồi, Bộ Công an đã kiến nghị sửa đổi, chỉnh lý rất nhiều những quy định về lĩnh vực quản lý tài chính, tín dụng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm, phương tiện phòng, chống buôn lậu.

Giải pháp tiếp theo là chỉ đạo rà soát, bổ sung các quy định về kiểm soát quyền lực, nhất là những người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương. "Cần quy định cụ thể và có chế tài mạnh mẽ để cắt đứt các quan hệ doanh nghiệp sân sau, không để hình thành các đối tượng có thể thao túng được nhiều cơ quan như một số vụ án vừa qua như vụ Việt Á, vụ giải cứu", Bộ trưởng nêu rõ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng việc thu hồi được tài sản của Nhà nước, của nhân dân trong các vụ án có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, theo Bộ trưởng Tô Lâm, những việc này sẽ phải làm ngay từ đầu, từ khâu phát hiện đã kê biên, kê khai tài sản, không để đối tượng tẩu tán tài sản.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị tiếp tục chuyển đổi mạnh chuyển đổi số, đảm bảo công khai, minh bạch trên các lĩnh vực, góp phải hạn chế tham nhũng, đặc biệt về tham nhũng vặt.

>>>Xem thêm: Bộ trưởng Bộ Công an: 'Cần chế tài cắt đứt các quan hệ doanh nghiệp sân sau'

'Việt Nam đang nắm trong tay chiếc chìa khóa vàng của ngành sản xuất chip bán dẫn'

Trước thông tin Intel "gác" kế hoạch đầu tư thêm 1 tỷ USD để mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam là do thiếu điện và thủ tục hành chính, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, một số ý kiến đánh giá việc Intel rút dự án mở rộng nhà máy 1 tỷ USD tại Việt Nam do thiếu điện và thủ tục hành chính rườm rà là không có căn cứ.

“Việc Việt Nam thiếu điện vào mùa hè năm nay là đúng nhưng đó không phải là lý do khiến Intel rút dự án này”, ông Mại nói.

Giải thích cho luận điểm này, ông Mại nhấn mạnh hạ tầng các khu công nghiệp Việt Nam hiện nay rất tốt, đặc biệt là các khu công nghiệp công nghệ cao như khu công nghiệp công nghệ cao TP. HCM, nơi Intel đặt nhà máy lại càng tốt hơn.

Đặc biệt, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng, những "ông lớn" trong ngành sản xuất chip bán dẫn như Intel, Samsung hay Foxconn không dại gì mà không đầu tư tại Việt Nam. Bởi, Việt Nam đang nắm trong tay chiếc "chìa khóa vàng" của ngành này, đó chính là đất hiếm.

"Việt Nam có trữ lượng đất hiếm rất lớn, đây là một nguyên liệu bắt buộc trong ngành sản xuất chip bán dẫn. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến các ông lớn trong ngành này tìm tới Việt Nam để đầu tư", ông Mại chia sẻ.

>>>Xem thêm: Chiếc 'chìa khoá vàng' hấp dẫn Intel, Samsung, Foxconn đầu tư vào Việt Nam

'Chuyển đổi số không phải là 1 chiến dịch, đó là 1 hành trình, không nên quá vội vã'

Mặc dù là xu thế tất yếu trong thời đại kỹ thuật số không ngừng thay đổi nhưng quá trình chuyển đổi số chắc chắn không dễ dàng. Qua nghiên cứu, có tới 70 – 80% chiến dịch chuyển đổi số của các doanh nghiệp không mang lại kết quả như mong muốn, giáo sư David nói.

Chuyển đổi số mang đến nhiều cơ hội lớn nhưng ở mặt còn lại, nó cũng kéo theo nhiều rủi ro về an ninh, an toàn hệ thống. Các hình thức tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính ngày càng tinh vi và biến hóa phức tạp như Deepfake, Deep Voice,… đã gây ra nhiều hệ lụy, khiến không ít khách hàng bị tổn thất nặng nề. Những rủi ro về rò rỉ thông tin cá nhân, dữ liệu của khách hàng cũng có thể làm xói mòn niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, sự phức tạp và tính đổi mới liên tục của chuyển đổi số trong ngành ngân hàng cũng đòi hỏi các chính sách, khuôn khổ pháp lý phải theo kịp. Từ đó, các ngân hàng mới có thể sẵn sàng chuyển đổi, áp dụng công nghệ, dịch vụ mới, không còn gò bó trong những khuôn khổ đã cũ.  

Tại quốc tế "Digitalize to Revolutionize - Định hình nền kinh tế số tương lai", các chuyên gia cho rằng chuyển đổi số không chỉ đơn giản là một chiến dịch mà nó là một hành trình và không nên quá vội vã trong chuyển đổi số.

>>>Xem thêm: 'Chuyển đổi số không phải là 1 chiến dịch, đó là 1 hành trình, không nên quá vội vã'

'Việc xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém là việc rất khó, chưa có tiền lệ'

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém là việc rất khó, chưa có tiền lệ. Trong khi năng lực cán bộ còn hạn chế, do đó cơ chế chính sách hỗ trợ cần sự giúp đỡ từ các cơ quan liên quan. "Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình thực hiện theo tiến độ và trình các cơ quan liên quan", Thống đốc nói.

Trong báo cáo gửi Quốc hội về thực hiện nghị quyết chất vấn, giám sát từ đầu nhiệm kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Ngân hàng Nhà nước đang tìm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB, để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định”.

SCB là ngân hàng được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, sau khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng có tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt. Ngay sau đó, việc tái cơ cấu SCB đã được Chính phủ nhiều lần thúc đẩy và đặt ra yêu cầu phải bảo đảm minh bạch, không thất thoát tài sản, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, an toàn cho hoạt động của SCB cũng như toàn hệ thống.

Chỉ sau gần một năm được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, chủ trương tái cơ cấu SCB đã được cơ quan quản lý “chốt”, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. So với các trường hợp trước đây, mà cụ thể là 4 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt trong gần 1 thập kỷ qua thì đây là trường hợp có tốc độ xử lý nhanh. Nguyên do có thể là quy mô của SCB thuộc hàng lớn trong hệ thống cũng như tính chất đặc thù của ngân hàng này trong mối liên hệ với hoạt động bất động sản khá lớn của các cổ đông.

Đây là lần thứ 2, SCB được tái cơ cấu. Trước đó vào 2011, vụ hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn để SCB ra đời với quy mô tổng tài sản hơn 150.000 tỷ đồng đã là trường hợp đầu tiên hợp nhất tự nguyện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, mở đầu cho một đợt tái cơ cấu với nhiều vụ hợp nhất, sáp nhập, mua lại 0 đồng… hiếm có trong lịch sử.

>>>Xem thêm: Xử lý ngân hàng yếu kém: 'Rất khó, chưa có tiền lệ'

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

(VNF) - Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu khủng đạt 2.522 tỷ đồng, tăng 393 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức 807 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với quý I/2023.

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

(VNF) - Những con số công bố mới đây Gemadept cho thấy, lợi nhuận Quý 1/2024 đạt gần 560 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

(VEF) - Dự án Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) tại phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đông·

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

NAF đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với so với năm 2023

(VNF) - Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Nafoods Group (HOSE: NAF) ngày 24/4/2024 đã thông qua kế hoạch năm 2024 với mục tiêu doanh thu 2.200 tỷ, tăng 26,9% so với năm 2023, lợi nhuận sau thuế 129 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm trước.

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

Khánh Hòa: Vướng giải phóng mặt bằng, đập ngăn mặn 760 tỷ lại vỡ tiến độ

(VNF) - Dự án Đập ngăn mặn trên sông Cái - Nha Trang được gia hạn tiến độ nhiều lần và lần gần đây là cuối năm 2024. Tuy nhiên, mốc thời gian này dự án cũng khó hoàn thành vì vướng giải phóng mặt bằng.

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

Đà Nẵng: Tìm nhà đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội 2.700 tỷ đồng

(VNF) - TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 3 và dự án nhà ở xã hội tại Khu đất chung cư số 5 thuộc khu B – Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang.

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.