Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Với chủ đề "Xu hướng và Tầm nhìn phát triển", Blockchain Forum 2018 là diễn đàn về Blockchain đầu tiên kết nối trực tiếp các đơn vị phát triển Blockchain, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ với các cơ quan quản lý để đưa ra được những đề xuất, kiến nghị pháp lý dành cho công nghệ trong thời gian tới.
Theo người điều phối Nguyễn Thị Tuyết Anh, hầu hết các doanh nghiệp đều cần khung pháp lý để có thể ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain. Cô đặt câu hỏi: "Nếu có 3 kiến nghị đến các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp sẽ nói gì?"
Là người đầu tiên đưa ra kiến nghị, ông Đặng Minh Tuấn chia sẻ, thông qua diễn đàn, ông cảm thấy cảm động vì có sự quan tâm của Đảng, Chính phủ về vấn đề mới này. Theo ông, Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển Blockchain nên nếu nắm bắt được sẽ có sự đột phá. "Việt Nam không có cơ hội xây dựng trung tâm tài chính lớn của thế giới nhưng lại có cơ hội về Blockchain", ông Tuấn nhấn mạnh.
ông Đặng Minh Tuấn - Giám đốc trung tâm nghiên cứu Blockchain QNET
Từ những tiềm năng của Blockchain, ông Tuấn kiến nghị, Việt Nam cần có khung pháp lý đủ thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, các cơ quan Chính phủ, quản lý nhà nước cần cố gắng tạo điều kiện để ứng dụng công nghệ này ở bất cứ đâu có thể bởi công nghệ này đem lại sự rõ ràng, minh bạch, tạo niềm tin cho người dân.
Trong buổi gặp gỡ với Bộ Tư Pháp vừa qua, ông rất ấn tượng với thông tin Bộ cũng mạnh dạn ứng dụng Blockchain trong ngành. Đây là những hoạt động manh nha cho sự phát triển mạnh mẽ của Blockchain tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo ông, Việt Nam cũng cần mạnh dạn xây dựng đồng tiền thuật số tại Việt Nam. Nga, Trung Quốc đang sử dụng ưu việt của Blockchain trong tài chính nên Việt Nam cũng cần điện tử hóa đồng tiền sử dụng công nghệ này.
Cùng với đó, ông Đỗ Văn Long - Giám đốc Vùng Infinity Blockchain Labs với 5 năm kinh nghiệm cho biết, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ 4. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta cũng bắt đầu có cái nhìn cởi mở hơn về công nghệ này. Ông Long cho biết, nếu trí tuệ nhân tạo được xem là bộ óc của con người, IoT giúp kết nối vạn vật thì Blockchain cho phép kết nối mọi người và cho phép giao tiếp thông minh.
"Blockchain vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google đang kỳ vọng, trong hai năm tới, công nghệ Blockchain sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực", ông Long nói.
ông Đỗ Văn Long - Giám đốc Vùng Infinity Blockchain Labs
Tại Việt Nam, trong 2 năm qua, khi đi truyền tải về công nghệ, ông Long cũng gặp nhiều khó khăn bởi người Việt chưa nhìn nhận đúng về công nghệ Blockchain. Nhiều người vẫn nhầm tưởng các loại tiền mã hóa như Bitcoin là Blockchain nhưng ông Long khẳng định lại, đây chỉ là một ứng dụng của công nghệ. Dù còn gặp nhiều khó khăn, ông cũng may mắn nhận được sự đồng thuận của nhiều cơ quan, ban ngành.
Ông Long khẳng định, Blockchain không phải là công nghệ mới mà chỉ tổng hợp những phát kiến trong lĩnh vực công nghệ dựa trên sự chia sẻ của cộng đồng. Để thay đổi và xóa dữ liệu, họ phải có sự đồng thuận của số đông. Blockchain đóng vai trò hỗ trợ hệ thống hạ tầng, minh bạch hóa thông tin.
Nhà sáng lập Vương Quang Long của Tomochain cho biết công ty hoạt động về ứng dụng blockchain tại Việt Nam, sử dụng nhân lực trong nước nhưng lại đăng ký công ty ở Singapore.
Lý giải về vấn đề này, ông Long nói: "Việc này liên quan đến nguồn vốn đầu tư. Tomochain đòi hỏi nhiều tiến sĩ, kỹ sư chuyên gia tay nghề cao với mức lương tương xứng. Để có nguồn lực thực hiện dự án này, chúng tôi phải gọi vốn đầu tư từ quốc tế".
Nhà sáng lập Vương Quang Long của Tomochain
Đại diện Tomochain cũng chia sẻ, các nhà đầu tư luôn cần có chính sách rõ ràng khi tìm hiểu đầu tư vào bất kỳ công ty hay dự án nào. "Khi phát hành ICO, Tomochain cần luật sư am hiểu về đất nước mà công ty đăng ký để có thể viết một bản quy trình phù hợp, nhưng Việt Nam chưa thực hiện được điều này. Do đó, chúng tôi phải làm với công ty luật ở Singapore để có thể hoạt động bình thường", ông Long cho biết.
Giám đốc của Tomochain cũng mong muốn Việt Nam sớm xây dựng hành lang pháp lý cho việc gọi vốn từ nước ngoài để các dự án, công ty có nhiều điều kiện phát triển.
Nhận được câu hỏi "chia sẻ về những dự án cụ thể của các doanh nghiệp ứng dụng Blockchain" từ người điều phối, ông Vương Quang Long - Sáng lập và Giám đốc của Tomochain cho biết, Tomochain là công ty về công nghệ và sản phẩm, phát triển nền tảng Blockchain phân tán với những tính năng cải tiến về tốc độ, chi phí giao dịch thấp hơn.
Vị diễn giả cho biết, nền tảng Blockchain phân tán là nền tảng tiếp theo của điện toán đám mây. Nó sẽ có nhiều tính ưu việt như an toàn hơn, bảo mật tốt hơn. Đây cũng chính là điều Tomochain đang muốn làm.
"Một trong những cái chúng tôi tự hào là xây dựng sản phẩm mang tính quốc tế cao. Cộng đồng Tomochain 95% là quốc tế, chỉ có 5% là Việt Nam. Tuy nhiên, 90% đội ngũ kỹ sư xuất phát từ Việt Nam. Đây là động lực để chúng tôi tự tin mang trí tuệ người Việt cạnh tranh bình đẳng với thế giới", ông Long nói.
Chia sẻ về những ứng dụng cụ thể từ Blockchain, vị diễn giả cho biết: "Hiện nay, chúng tôi làm việc với nhiều đối tác khác nhau và xây dựng những ứng dụng cụ thể, đơn cử Bigbom trong lĩnh vực quảng cáo, hay lĩnh vực nông sản, chuỗi cung ứng truy xuất nguồn gốc cho thực phẩm"...
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.