Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đây là nhận định của các doanh nghiệp (DN) Hà Lan tại Hội nghị bàn tròn “Phát triển điện gió ngoài khơi – Kinh nghiệm Hà Lan và cơ hội cho Việt Nam” do Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức ngày 9/4 nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Hà Lan tới Việt Nam.
Nhiều tiềm năng
Với tốc độ phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa trong 10 năm gần đây khá nhanh, nhiều chuyên gia dự báo, trong 10 năm tới, Việt Nam có nguy cơ thiếu điện. Ông Đỗ Đức Quân – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) – cho biết, nhu cầu về năng lượng của Việt Nam, đặc biệt là điện năng trong giai đoạn 2020-2030 là rất lớn. Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, trong khi nguồn cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức, đặc biệt là nguồn năng lượng truyền thống trong nước như thủy điện, than, dầu khí đang dần cạn kiệt và khó phát triển.
“Trong bối cảnh đó, việc xem xét khai thác các nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng với Việt Nam cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu sản xuất 10,7% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2030 theo Quy hoạch phát triển Điện lực 7 đã sửa đổi” – ông Quân thông tin.
Cụ thể, đến năm 2020, tổng công suất điện gió đạt khoảng 1.000 MW và đến năm 2030 là 6.200 MW. Hiện nay, ở Việt Nam có 197 MW điện gió đang hoạt động; 263 MW điện gió đang được triển khai xây dựng; 412 MW đang ở trong quá trình phê duyệt thẩm định cơ sở. Khoảng 4.236 MW đã được phê duyệt bổ sung và tổng công suất điện gió đăng ký là 10.729 MW.
Với lợi thế lớn trong điện gió, đặc biệt là vùng biển từ TP Quy Nhơn (Bình Định) đến gần TP. Hồ Chí Minh, khu vực này có tốc độ gió trung bình 7-11mét mỗi giây, trở thành một trong những khu vực có tiềm năng sản xuất điện gió ngoài khơi ở mức lớn nhất trên thế giới, song lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi tại Việt Nam lại chưa được khai thác. Trong khi đó, Hà Lan là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu và phát triển năng lượng ngoài khơi. “Với kinh nghiệm của Hà Lan, hy vọng sẽ góp phần giúp Việt Nam lựa chọn giải pháp tối ưu cho việc phát triển điện gió ngoài khơi một cách phù hợp nhất.” – ông Quân nhấn mạnh.
Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các dự án điện gió trên bờ cũng như ngoài khơi, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi. Điển hình như, vừa qua, Chính phủ đã ban hành giá FIT theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam Theo đó, các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 9,8 cent/kWh.
Bên cạnh giá FIT, Chính phủ Việt Nam đưa ra khuyến khích Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên mua toàn bộ lượng điện phát cũng như các ưu đãi về thuế ở mức cao nhất hiện nay (được hưởng thuế 0% trong vòng 4 năm đầu; giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo và giảm 10% trong các năm từ năm thứ 10 đến năm thứ 20). Đồng thời giảm thêm một số loại thuế khác như thuế nhập khẩu thiết bị, thuế môi trường, thuế đất...
“Các cơ chế khuyến khích bao gồm giá FIT, các ưu đãi về thuế, các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành, nghĩa vụ mua bán điện của EVN,.. Tất cả những cơ chế này đều nhằm khuyến khích các chủ đầu tư đầu tư vào các dự án điện gió ở Việt Nam" – bà Phạm Hương Giang – Phó trưởng phòng Năng lượng tái tạo Cục điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết thêm.
Hợp tác định hình năng lượng gió ngoài khơi
Phát triển năng lượng tái tạo cũng như điện gió ngoài khơi đã dần từng bước đóng vai trò quan trọng, cung cấp nguồn điện một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu điện trên thế giới. Trong những năm gần đây, Hà Lan đã có những bước tiến trong phát triển điện gió ngoài khơi. Giá bán điện gió ngoài khơi tại Hà Lan đã giảm 75% kể từ năm 2014, gần đây nhất, Maryland đã ký hợp đồng bán điện gió ngoài khơi với giá 132 USD/MWh trong hơn 20 năm cho dự án U.S.Wind có công suất 248 MW và dự án Skipjack Wind có công suất 120 MW. Ngay sau đó, dự án Vineyard Wind 800 MW cũng đã ký hợp đồng bán điện cho 20 năm với giá trung bình là 70USD/MWh…
Chia sẻ những kinh nghiệm về phát triển điện gió ngoài khơi tại Hà Lan, ông Henk van Elburg – Cục Doanh nghiệp Hà Lan - cho biết, ba điều kiện quan trọng nhất tạo nên thành công. Thứ 1, quy mô dự án phải được nhân rộng nhiều năm, xây dựng lộ trình dự án với công suất khác nhau từ 5-10 năm. Thứ 2 tạo thuận lợi để có hệ thống đấu thầu điện gió ngoài khơi công bằng, đảm bảo nhân rộng chiến lược này với tiêu chí mua điện giá rẻ với khối lượng lớn, khi thắng thầu sẽ được đấu giá, trợ cấp và đối lưới luôn. Thứ 3, tạo thuận lợi về hạ tầng đối nối, không chỉ áp dụng cho dự án đầu tiên mà các dự án tiếp theo.
“Đặc biệt, Chính phủ phải chủ động chính sách về cơ chế trợ cấp hay bao cấp” – ông Henk van Elburg nhấn mạnh thêm.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam cần có cơ sở hạ tầng. Hiện, Việt Nam xây dựng trang trại điện gió đầu tiên vào năm 2012, tổng công suất lắp đặt 200MW, chủ yếu điện gió đất liền, chưa có điện gió ngoài khơi. Mới chỉ có tên một số địa điểm, nhiều nhà đầu tư phát triển ý tưởng dưới góc độ công nghệ.
“Vấn đề lớn đặt ra là công nghệ và chi phí. Chi phí về phát triển dự án ngoài khơi giảm rất nhanh trong 10 năm, vậy thời điểm này khởi động hay là đợi thêm vài năm nữa?” – ông Tuấn đặt vấn đề.
Đánh giá cao tiềm năng điện gió ở Việt Nam, ông Hans De Boer - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Hà Lan - cho rằng, những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn là cơ hội để giảm tải sự căng thẳng trong hệ thống điện của quốc gia.
"Chính Phủ Hà Lan có thể phối hợp trong việc tạo ra một lộ trình bền vững cho các dự án điện gió ngoài khơi. Bên cạnh đó, có thể phối hợp trong các quá trình, từ thiết lập hệ thống điện hiệu quả, bao gồm kết nối lưới cũng như cung cấp các hoạt động tập huấn để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ở Hà Lan trên từng lĩnh vực. Tiếp đến là cộng tác giữa mặt tri thức và trí thức, vì chúng tôi triển khai các chương trình nghiên cứu rất lớn, với các doanh nghiệp ở rất nhiều các khía cạnh khác nhau, từ trong đất liền, đến ngoài khơi, sinh thái... Qua đó, chúng ta cũng có thể sáng tạo được rất nhiều những việc khác nhau trong chuỗi giá trị" – ông Hans De Boer nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.