Việt Nam sẽ cùng Lào đầu tư dự án thuỷ điện trên sông Mê Kông

Đông Anh - 04/11/2019 20:53 (GMT+7)

Ngày 4/11, tại TP. HCM, Ủy ban sông Mê Kông (UBSMK) Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia về dự án thủy điện dòng chính Luông Prabang của Lào.

VNF
ảnh minh họa

Dự án thủy điện dòng chính Luông Prabang nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của Lào, thuộc tỉnh Luông Prabang. Vị trí dự kiến xây dựng công trình nằm tại km 2.036 cách biên giới Việt Nam 1.785 km. Các thông số chính của công trình, bao gồm: diện tích lưu vực 231.329 km2, tổng dung tích hồ chứa 1.256 triệu m3, công suất thiết kế 1.460 MW và sản lượng điện hằng năm là 6.622 GWh, được dự kiến sẽ bán sang Thái Lan hoặc Việt Nam.

Chủ đầu tư của Dự án thủy điện dòng chính Luông Prabang là Công ty TNHH Năng lượng Luông Prabang (Lào), bao gồm 2 cổ đông là Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (góp 38% vốn chủ sở hữu) và Công ty TNHH PT của Lào nắm giữ 37%. Chính phủ Lào sở hữu 25% vốn. Dự kiến sau quá trình tham vấn trước (tháng 4/2020), công trình thủy điện trên sẽ được khởi công xây dựng ngày 1/7/2020 và hoàn thành phát điện vào quý III năm 2027.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành - Phó chủ tịch Thường trực UBSMK Việt Nam cho biết: “Hiện nay ở vùng thượng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 11 công trình thủy điện. Tại vùng hạ lưu sông Mê Kông, các nước Campuchia, Lào và Thái Lan cũng đang có kế hoạch xây dựng 11 công trình thủy điện trên dòng chính. Đến nay, Lào đã sắp hoàn thành xây dựng 2 công trình là Xay-nha-bu-ly và Đôn Sa-hông. Và, Lào đã tham vấn vùng cho 2 công trình thủy điện khác là Pắc-Beng và Pắc-Lay”.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Công Thành, phát triển thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông, đặc biệt là thủy điện dòng chính, luôn là chủ đề nóng, đã và đang thu hút  nhiều sự quan tâm…

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành chủ trì hội thảo. Ảnh: Nguyễn Tú

Đồng thời, cũng gây ra nhiều mối quan ngại đối với các cơ quan quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng người dân - đặc biệt là người dân sinh sống tại ĐBSCL, về các tác động tiêu cực do các công trình thủy điện gây ra.

Khác với các công trình thủy điện dòng chính sông Mê Kông trước đây, công trình thủy điện Luông Prabang của Lào sẽ có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, nên càng thu hút nhiều hơn sự quan tâm và chú ý của dư luận xã hội.

Việc tham gia đầu tư của Việt Nam trong Dự án thuỷ điện Luông Prabang của Lào đã được cân nhắc trong thời gian dài. Điều này thể hiện sự cẩn trọng và toàn diện của Việt Nam trong xem xét mọi khía cạnh đối với phát triển thuỷ điện dòng chính sông Mê Kông. Dự án thuỷ điện Luông Prabang sẽ được tuân thủ theo các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế.

Người dân ĐBSCL sẽ chịu tác động từ xây dựng thuỷ điện trên dòng Mê Kông. Ảnh: T.L

Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng: “Quyết định đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào công trình thủy điện Luông Prabang của Lào sẽ giúp chúng ta có thể chủ động hơn trong việc tham gia ngay từ đầu vào quá trình lựa chọn phương án thiết kế, thi công và vận hành công trình trên cơ sở điều tiết đa mục tiêu. Qua đó, góp phần giảm thiểu được tác động của không chỉ công trình thủy điện này mà còn của tổ hợp các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông”.

Tham vấn về công trình tại hội thảo, các đại biểu cho rằng: ĐBSCL đã, đang và sẽ phải gánh chịu các tác động không nhỏ, từ các hoạt động phát triển thủy điện trên dòng chính Mê Kông. Đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu về tài nguyên nước trong lưu vực ngày càng tăng mạnh, ảnh hưởng của biến đổi, nhiều hiện tượng như sạt lở, sụt lún, xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng đã xuất hiện từng ngày, từng giờ đe dọa đời sống và hoạt động sản xuất của người dân vùng ĐBSCL.

Các đại biểu đã tích cực đóng góp nhiều ý kiến quan trọng đối với Kế hoạch tham vấn quốc gia cho Dự án thủy điện Luông Prabang của Lào. Trong đó, công trình thủy điện Luông Prabang trước khi xây dựng phải được đánh giá đầy đủ các tác động tới dòng chảy, hệ sinh thái của hệ thống sông Mê Kông, đặc biệt là những ảnh hưởng của công trình thủy điện này đối với khu vực ĐBSCL.

Theo Dân việt
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.