Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Jetro Hà Nội, kết quả khảo sát tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật trả lời “có lãi” chiếm 65,8%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm trước (năm 2018 tỷ lệ này là 65,3%). Dựa trên thời điểm thành lập thì Việt Nam đang có nhiều công ty tương đối trẻ nhưng tỷ lệ có lãi cao. Với con số này thì Việt Nam được xếp vào danh sách Top các nước đem lại lợi nhuận cao trong số 20 quốc gia có các doanh nghiệp Nhật hoạt động kinh doanh.
Xét tỷ lệ lợi nhuận theo năm thành lập thì với những doanh nghiệp ngành chế tạo mới thành lập, do chi phí đầu tư thiết bị lớn nên tỷ lệ lợi nhuận thấp nhưng những doanh nghiệp thành lập trước 2010 lại ổn định và hơn 80% doanh nghiệp này kinh doanh có lãi. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập, phần lớn là ngành chế tạo nên tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn so với doanh nghiệp lớn, nhưng về lâu dài lại duy trì mức tăng trưởng cao hơn.
Ông Takeo Nakajima cũng cho biết, khi được hỏi về ước tính lợi nhuận kinh doanh năm 2020, 51,6% doanh nghiệp Nhật dự báo lợi nhuận kinh doanh trong năm 2020 sẽ được cải thiện. Đây là chỉ số cho thấy tiềm năng tăng trưởng cao ở Việt Nam. Tỷ lệ này cao hơn triển vọng tại các nước Singapore, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, chỉ đứng sau Myanmar (56,2%) và Ấn Độ (53,4%).
Xét lợi thế về môi trường đầu tư, giống như năm trước, khảo sát cho thấy "quy mô thị trường, tính tăng trưởng" là lợi thế lớn nhất với tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn là 66,8%. Tiếp đó là “tình hình chính trị, xã hội ổn định” và “môi trường sống lý tưởng cho người nước ngoài”. Trong số 20 quốc gia Jetro thực hiện khảo sát, Việt Nam đứng thứ 6/20 về quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng và xếp vị trí 6/20 về tình hình chính trị, xã hội ổn định.
Đánh giá về kết quả này, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, xu hướng mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật được duy trì ở mức cao với tỷ lệ doanh nghiệp có lợi nhuận duy trì ở mức cao là rất tích cực. Việt Nam và Nhật Bản có hiệp định EPA (Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản), CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU) đã được Nghị viện châu Âu thông qua, tạo ra lợi thế cạnh tranh khi đầu tư vào Việt Nam để xuất khẩu ra bên ngoài trong thời gian tới.
Cũng theo ông Takeo Nakajima, doanh nghiệp Nhật vẫn luôn coi Việt Nam là một điểm đến đầu tư quan trọng trong khu vực ASEAN. Điều này được thể hiện bằng tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch triển khai hoạt động kinh doanh trong năm 2020 và trong thời gian tới.
Khảo sát cho thấy, có tới 63,9% doanh nghiệp phản hồi “có định hướng mở rộng kinh doanh”, do kỳ vọng lớn về việc “gia tăng doanh thu”. Dù là doanh nghiệp lâu đời thì hơn nửa trong số các doanh nghiệp đó có phản hồi là “mở rộng”. Tỷ lệ này so với khảo sát năm 2018 có giảm một chút do tình hình suy giảm chung trên thế giới, nhưng vẫn đứng đầu trong khối ASEAN. Tỷ lệ này tại Singapore là 43,9%, Indonesia là 50,7%, Thái Lan là 44,7%, Malaysia là 42,1%...
Theo ông Takeo Nakajima, có thể nói phần lớn các doanh nghiệp Nhật đều đánh giá cao về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và trong khảo sát này. Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật có ý định rút khỏi thị trường Việt Nam chỉ khoảng 0,1%.
Trong số các hạng mục rủi ro hàng đầu trong đầu tư, nhiều hạng mục có cải thiện tương đối mạnh so với kết quả khảo sát năm trước từ 4,9 đến 6,8 điểm %. Cụ thể là rủi ro "thuế và thủ tục thuế phức tạp" cải thiện giảm cao nhất, giảm 6,8 điểm % so với năm trước, rủi ro về "thủ tục hành chính phức tạp (cấp phép)" giảm 4,9 điểm %, rủi ro về “hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch” giảm 5,6 điểm %.
Liên quan đến các khó khăn trong hoạt động kinh doanh, dù tỷ lệ đã giảm so với năm trước nhưng vẫn có khoảng 61% doanh nghiệp nêu ra vấn đề về “chi phí nhân công tăng” và tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên (38,6%), “khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại”, "ngành công nghiệp phụ trợ còn non kém, chưa phát triển”.
Ông Takeo Nakajima cũng nhấn mạnh, khó khăn hiện nay với các doanh nghiệp Nhật là vấn đề nhân lực, tuyển dụng. Giải quyết được bài toán về nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng để cân nhắc việc có nên tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hay không.
Trước những hạn chế này, ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết, vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong giai đoạn mới. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành 1 chương trình hành động để các địa phương đồng loạt có các chương trình cải thiện môi trường đầu tư…
Những định hướng chính sách trong giai đoạn tới theo hướng đầu tư có chọn lọc, lấy hiệu quả, năng suất, chất lượng, môi trường, công nghệ…. là yếu tố đánh giá hiệu quả của FDI. Những tinh thần đó rất phù hợp với nhu cầu, xu thế khảo sát của Jetro đối với Việt Nam. Việc triển khai Nghị quyết 50 sẽ khắc phục được những hạn chế mà các doanh nghiệp Nhật đã nêu lên.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.