Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao việc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga đã phê duyệt và chuyển sinh phẩm để sản xuất vắc xin Sputnik V tại Việt Nam, đề nghị tiếp tục cung cấp vắc xin cho Việt Nam sớm nhất có thể theo tiến độ đã được thống nhất.
Nhân dịp này, chiều 29/9, lô vắc xin Sputnik V đầu tiên cũng đã được Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) tiếp nhận tại Hà Nội. Buổi lễ chuyển giao diễn ra tại sân bay Nội Bài với sự tham dự của Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko, Thứ trưởng Bộ Y tế Gs.Ts Trần Văn Thuấn, đại diện Bộ Ngoại Giao, các cơ quan quản lý, ngoại giao, thương mại hai nước cùng Chủ tịch VABIOTECH Đỗ Tuấn Đạt và Phó Tổng giám đốc Tập đoàn SOVICO Đinh Việt Phương.
Được biết, VABIOTECH - doanh nghiệp trực thuộc Bộ Y tế là đối tác nhận chuyển giao công nghệ gia công đóng gói và sản xuất vắc xin Sputnik V của Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga tại Việt Nam theo hợp đồng sản xuất, chuyển giao công nghệ và nhập khẩu với số lượng hàng giai đoạn đầu tiên từ nay tới tháng 6/2022 là 40 triệu liều vắc xin theo thỏa thuận 3 bên ký giữa Tập đoàn SOVICO, VABIOTECH và Quỹ Đầu tư trực tiếp.
Tiếp theo, các bên có kế hoạch tiếp tục nâng cao công suất sản xuất vắc xin. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trực tiếp tham gia trao đổi với phía bạn, thúc đẩy để đạt được thoả thuận giữa hai bên. Hôm 26/9, VABIOTECH công bố sản xuất thành công lô vắc xin phòng Covid-19 Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quy chuẩn được Viện Gamalaya (LB Nga) phân tích và thẩm định.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, việc VABIOTECH thực hiện sản xuất thành công vắc xin Sputnik V từ bán thành phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, Sputnik V là vắc-xin duy nhất đã có thành công trong việc chuyển giao công nghệ. Qua đó, tạo tiền đề cho việc không những đảm bảo nhu cầu vắc xin trong nước, mà còn từng bước biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vắc xin Sputnik V trong khu vực Đông Nam Á.
Số vắc xin vừa được bàn giao cùng với số vắc xin mà VABIOTECH đang sản xuất sẽ được sử dụng cho chương trình tiêm chủng quốc gia với mục tiêu nhanh chóng hoàn thành tiêm chủng vắc xin cho người dân.
Vắc xin Sputnik V được phát triển dựa trên nền tảng vector adenovirus đăng ký đầu tiên trên thế giới, lịch tiêm là 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, vắc xin Sputnik V đạt hiệu quả lên tới 91,6%. Riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau khi tiêm, 98% tình nguyện viên có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Vắc xin Sputnik V được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 23/3/2021.
Vắc xin và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19 là một trong những ưu tiên hàng đầu, chủ đề nóng trong các chuyến công du của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam thời gian qua. Việc sản xuất thành công vắc xin Sputnik V tại Việt Nam cũng là kết quả của các nỗ lực ngoại giao từ cấp cao nhất cũng như của các doanh nghiệp với mong muốn tự chủ sản xuất vắc xin phòng Covid-19, hướng đến chủ động trong chương trình miễn dịch cộng đồng các năm tới, chung sống an toàn với đại dịch trong trạng thái bình thường mới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.