Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 16/11, Quốc hội họp phiên toàn thể và biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. HCM với 87,14% đại biểu tán thành. Với nghị quyết này, TP.HCM sẽ tổ chức mô hình chính quyền đô thị, không còn HĐND cấp quận, phường và sẽ có thành phố trong thành phố.
Theo nghị quyết, HĐND thành phố thực hiện quyền giám sát việc tuân theo hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố trên địa bàn quận, phường thuộc quận; giám sát hoạt động của UBND quận, UBND phường thuộc quận, TAND quận, VKSND quận. Nghị quyết của Quốc hội cũng trao cho chủ tịch UBND thành phố quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận. Nghị quyết cũng cho phép TP.HCM thành lập thành phố trong thành phố với mô hình một cấp chính quyền hoàn chỉnh, có tổ chức HĐND.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Việc tổ chức chính quyền đô thị quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2021.
Ngày 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP. HCM với tỷ lệ đồng ý 100%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. TP Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.
Sau khi thành lập, TP Thủ Đức rộng trên 211 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn một triệu người; nằm giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân TP Thủ Đức. Việc thành lập TP Thủ Đức sẽ góp phần tinh gọn bộ máy, phát huy nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. TP Thủ Đức không chỉ là động lực phát triển kinh tế mà còn là đòn bẩy nâng cao đời sống người dân; dự kiến đóng góp 30% GDP TP. HCM và 7% GDP cả nước.
Sau khi sắp xếp, TP. HCM có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm một thành phố, 16 quận, 5 huyện. Đơn vị hành chính cấp xã là 312, gồm 58 xã, 249 phường, 5 thị trấn. TP Thủ Đức có 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.
5 dự án bao gồm: Bến xe Miền Đông mới, nút giao An Sương, mở rộng đường Tô Ký, cầu Phước Lộc và An Phú Đông hoàn thành năm 2020 giúp thay đổi diện mạo giao thông thành phố.
Bến xe Miền Đông mới vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một 740 tỷ đồng. Khởi công năm 2017 trên diện tích 16 ha ở quận 9, bến xe mới lớn gấp 3 bến cũ cách đó 20 km tại quận Bình Thạnh. Đây cũng là bến xe lớn nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm.
Dự án hầm chui An Sương ở quận 12 và huyện Hóc Môn, tổng đầu tư 514 tỷ đồng hoàn thành hôm 19/9, đưa toàn bộ nút giao ở cửa ngõ Tây Bắc TP. HCM vào khai thác. Công trình khởi công năm 2017, là giai đoạn hai của dự án nút giao An Sương - nơi kết nối các trục huyết mạch: quốc lộ 1, quốc lộ 22 và đường Trường Chinh.
Dự án mở rộng đường Tô Ký trên đoạn dài 2,4 km từ giao lộ Tô Ký - Đặng Thúc Vịnh đến ngã ba Bầu (huyện Hóc Môn) hoàn thành hồi đầu tháng 10, giúp giảm ngập, ùn tắc ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Khởi công 3 năm trước, dự án có tổng kinh phí hơn 421 tỷ đồng gồm cả xây lắp và giải phóng mặt bằng.
Cầu Phước Lộc (huyện Nhà Bè) bắc qua rạch Cây Khô nối xã Phước Kiển với Phước Lộc tổng vốn đầu tư 405 tỷ đồng, nhằm thay cầu cũ rộng hơn 2 m xuống cấp. Công trình dài 710 m, trong đó cầu dài 386 m, rộng hơn 10 m cho hai làn xe, cùng lề đi bộ, lan can bảo vệ, hệ thống chiếu sáng, cây xanh... Cầu sẽ thông xe cuối tháng 12, hoàn thành toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2021.
Cầu thép An Phú Đông nối quận 12 và Gò Vấp, dài 240 m, rộng 12 m, bắc qua sông Vàm Thuật, được thông xe cuối tháng 12. Dự án khởi công hồi tháng 3 với tổng vốn gần 80 tỷ đồng nhằm thay phà An Phú Đông hiện hữu.
3 tuyến cao tốc gồm: cao tốc TP.HCM- Mộc Bài (xây dựng mới), TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và TP.HCM - Trung Lương (mở thêm làn ôtô). Ngoài ra TP. HCM còn tập trung các tuyến quốc lộ 1 phía Nam, quốc lộ 13, quốc lộ 22, quốc lộ 50 - đường song hành quốc lộ 50. Tập trung các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường vành đai 2 và vành đai 3.
Đầu tư 5 tuyến đường trên cao trong giai đoạn năm 2020-2030, gồm tuyến số 1 dài khoảng 9,5km, tuyến số 2 dài khoảng 11,8km, tuyến số 3 dài khoảng 8,1km, tuyến số 4 dài khoảng 7,3km và tuyến số 5 dài khoảng 34km từ nút giao Trạm 2 (quận Thủ Đức) đến An Lạc (quận Bình Tân).
3 tuyến metro hiện tại gồm tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7km (đang thi công); tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương dài 11,3km và tuyến metro số 5 Ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn dài 8,9km.
5 dự án tiêu biểu đã được khởi động để thúc đẩy xây dựng đô thị thông minh gồm: Dự án “Xây dựng Trung tâm điều hành ĐTTM TP. HCM” do Sở Thông tin và Truyền thông làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện 2019 - 2022, tổng mức đầu tư là 958,67 tỷ đồng; Dự án “Xây dựng Trung tâm tiếp nhận và xử lý thông tin khẩn cấp của TP. HCM thông qua một đầu số viễn thông duy nhất giai đoạn 2019 - 2025” có tổng mức đầu tư là 992,54 tỷ đồng; Dự án xây dựng hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung của TP. HCM tổng mức đầu tư: 548,07 tỷ đồng; Dự án “Triển khai hệ thống quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu thuộc Kho dữ liệu dùng chung của TP - giai đoạn 1” tổng mức đầu tư là 48,78 tỷ đồng; Dự án “Triển khai giải pháp bảo mật và an toàn thông tin trên địa bàn TP. HCM” tổng mức đầu tư 127,011 tỷ đồng.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh (ĐTTM) giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo TP và sự vào cuộc của các sở, ngành, quận, huyện liên quan đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm tháo gỡ để việc triển khai đề án đạt kết quả cao trong thời gian tới.
TP. HCM đề xuất dành 21.000 ha đất tại 3 quận Thủ Đức, quận 9, quận 2 để xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía đông. Thành phố kỳ vọng đô thị sáng tạo sẽ là trung tâm kết nối vùng, đóng vai trò bệ phóng phát triển kinh tế. Công viên khoa học công nghệ TP. HCM tại phường Long Phước, quận 9 sẽ trở thành khu công nghệ cao thứ 2 của TP. HCM, là khu vực nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; liên kết, bổ sung các chức năng chưa hoàn thiện của khu công nghệ cao hiện hữu.
Sự hình thành khu công nghệ cao thứ 2 sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM, dẫn hướng cho công nghiệp công nghệ cao, phù hợp với thế mạnh, nguồn lực của thành phố.
TP. HCM đánh giá việc quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác phía đông sẽ hình thành tiểu vùng đô thị trung tâm theo quy hoạch vùng TP. HCM đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trong tương lai, khu đô thị sáng tạo sẽ trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế nơi đây.
Trong năm 2020, có 4 chỉ tiêu chưa đạt đều ảnh hưởng của dịch Covid-19, gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (chỉ tăng 1,39% trong khi chỉ tiêu là 8,3-8,5%); thu ngân sách (chỉ đạt 86,74% dự toán); thành lập mới doanh nghiệp (chỉ có 40.000 trong khi chỉ tiêu là 44.000 doanh nghiệp); và tỷ lệ thất nghiệp đô thị (thực hiện ở mức 4% trong khi chỉ tiêu là dưới 3,7%).
Trong năm, toàn TP. HCM đã có 32.374 doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm 152.831 tỉ đồng và làm giảm đi doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh hơn 28.458 tỉ đồng.
Chín ngành dịch vụ chủ yếu chỉ tăng 3,44% (cùng kỳ tăng 8,66%), 4 ngành công nghiệp trọng yếu chỉ tăng 1,56% (cùng kỳ tăng 10%), trong đó, ngành sản xuất hàng điện tử tuy có mức tăng trưởng nóng, tăng trưởng 19,3%, nhưng ngành này chỉ chiếm 11,83% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp, chiếm 2,32% GRDP, đây là một trong số những nguyên nhân làm cho kinh tế thành phố chỉ tăng trưởng 1,39%.
Ngành du lịch TP. HCM tổn thất nặng nề. Tổng thu du lịch của TP. HCM ước tính sẽ chỉ đạt khoảng 84.000 tỉ đồng, giảm hơn 56.000 tỉ so với năm 2019. Theo số liệu từ Sở Du lịch TP. HCM, khách quốc tế đến thành phố trong năm nay ước đạt hơn 1,3 triệu lượt, giảm 84,8% so với năm ngoái; khách nội địa đạt khoảng 15 triệu lượt, giảm 54,2%.
Phân tích về số liệu, cơ cấu doanh nghiệp tại TP. HCM cho thấy trung tâm kinh tế lớn nhất nước chỉ có 776 doanh nghiệp có số vốn trên 1.000 tỉ đồng, nhưng lại có đến 326 doanh nghiệp chủ yếu hoạt động kinh doanh bất động sản, với số vốn đăng ký kinh doanh hơn 1,2 triệu tỉ đồng, chiếm 16% tổng số vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.Trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành kinh doanh bất động sản giảm 4,37% đã tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp lớn của thành phố.
Tính đến giữa tháng 12/2020, Sở Xây dựng TP. HCM công bố danh sách 26 dự án đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai năm 2020
Hàng chục ngàn căn hộ không được cấp sổ hồng cũng là vấn đề đáng quan tâm. Trong báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) về tình hình chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng), tổng hợp số liệu từ 53 dự án trên tổng số 490 dự án nhà ở tại TP. HCM thuộc 12 doanh nghiệp, có 25.631 căn nhà (chủ yếu là căn hộ chung cư) đã bị chậm cấp sổ hồng. Thống kê này chỉ đề cập đến các dự án được phê duyệt trong các năm 2015-2019. Việc tắc tiền sử dụng đất dẫn đến tắc sổ hồng cho người mua nhà, đã dẫn đến hàng loạt hệ lụy tiêu cực như gây tâm lý hoang mang, bất an cho khách hàng mua nhà, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, thiệt hại cho chủ đầu tư dự án vì không thu được 5% giá trị hợp đồng (còn lại), còn bị mang tiếng bội tín với khách hàng…
Ngày 16/12, Cơ quan điều tra Công an TP. HCM đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam ông Tất Thành Cang (nguyên phó bí thư Thành ủy TP. HCM) để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" theo Điều 219, Bộ luật Hình sự 2015.
Trước đó ngày 11/7, ông Trần Vĩnh Tuyến (phó chủ tịch UBND TP. HCM) đã bị khởi tố điều tra về những sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Liên quan đến 2 cựu lãnh đạo này, hàng chục người khác bao gồm lãnh đạo sở, lãnh đạo văn phòng UBND thành phố, lãnh đạo doanh nghiệp có vốn nhà nước cũng bị bắt giam.
Lần đối thoại thứ tư giữa UBND thành phố, Thanh tra Chính phủ với người dân Thủ Thiêm diễn ra chiều 27/11, để giải quyết khiếu kiện theo chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình.
Hơn 4 năm qua, chính quyền TP. HCM cố gắng có nhiều giải pháp, song kết quả giải quyết những vấn đề bức xúc ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm không như ý muốn. Nhiều hộ dân bị thu hồi đất tại Thủ Thiêm do chưa đồng ý về bồi thường đang phải ở tại khu tạm cư An Phú, An Lợi Đông (quận 2) xuống cấp, điều kiện sống thiếu thốn. Các dự án được xem bộ mặt khu đô thị nhưng với lý do thiếu vốn, vướng mặt bằng bị ngưng trệ nhiều năm, chưa biết lúc nào hoàn thành...
Đề cập đến vấn đề Thủ Thiêm, lãnh đạo cho biết hiện nay có ba vấn đề lớn xung quanh dự án này: Đối với cán bộ có sai phạm liên quan, cơ bản đã xử lý rồi. Đối với người dân, chính quyền thành phố có phối hợp với Thanh tra Chính phủ đã công bố và đưa ra hướng xử lý nhưng đôi bên chưa thống nhất với nhau, do đó vấn đề này sẽ được tiếp tục xử lý. Cuối cùng là đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, vấn đề này vẫn đang bàn và tìm cách xử lý.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.