Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngay sau yêu cầu giải trình về năng lực tài chính sau khi Bộ Tài chính có văn bản bày tỏ e ngại khả năng lo vốn cho Vietravel Airlines, Chủ tịch Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ đã nhanh chóng có văn bản khẳng định “công ty Vietravel cam kết sẽ bổ sung vốn cho Vietravel Airlines để đảm bảo duy trì mức vốn tối thiểu luôn không thấp hơn 700 tỷ đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế và nội địa với đội tàu bay trên 30 chiếc theo quy định”.
Cụ thể theo ông Kỳ, Vietravel hoạt động trong lãnh vực lữ hành, có nhiều đặc điểm khác biệt, đặc thù hơn so với hoạt động kinh doanh của các ngành nghề kinh doanh khác, vì vậy đặc điểm hoạt động tài chính của các doanh nghiệp lữ hành cũng khác biệt.
Do đặc thù kinh doanh lữ hành là thu tiền trước của khách hàng (future sales) và trả sau cho đối tác nên ta thấy khoản phải trả cho người bán ngắn hạn và người mua trả tiền trước có số tuyệt đối khá cao, chiếm trên 30% tổng nguồn vốn, xấp xỉ 700 tỷ đồng.
Với số vốn điều lệ là 173 tỷ đồng (cập nhật quý III/2020 – hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là gần 7,6 lần), nhưng Công ty Vietravel thực hiện được với doanh số năm 2019 là 8.400 tỷ đồng (tương đương 360 triệu USD).
Bình quân Vietravel thu vào 1 triệu USD/1 ngày, thời gian Vietravel thu tiền trước của khách hàng trung bình là 30 - 45 ngày và trả cho tiền cho đối tác sau 45 - 60 ngày làm cho công ty luôn đảm bảo luôn có một dòng tiền đường từ 35 - 40 triệu USD đáp ứng ngay cho nhu cầu kinh doanh.
Theo ông Kỳ, nguồn vốn này về mặt lý thuyết được xem là nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời), nhưng được bổ sung thường xuyên và ổn định trong hoạt động kinh doanh của Vietravel nên về mặt thực tế trở thành nguồn vốn thường xuyên của công ty.
“Thường khi đánh giá quy mô và năng lực tài chính của một doanh nghiệp (doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp lớn) chúng ta đánh giá các tiêu chí yếu tố quy mô vốn và yếu tố sẵn sàng thanh toán (lượng tiền sẵn có).
Do đặc thù ngành nghề kinh doanh nên HĐQT và ban lãnh đạo Vietravel dựa vào độ phủ thị trường (thị phần), hệ thống phân phối, sản phẩm... luôn đặt trọng tâm của việc quản lý tài chính đối với tiêu chí hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả quản lý dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty Vietravel luôn đạt ở mức trên 45% - 60% trên vốn”, ông Kỳ nói và cho biết thêm: Vietravel được rất nhiều nhà đầu tư và các tổ chức định chế tài chính quan tâm đầu tư và tài trợ vốn.
Ngoài cổ phần chứng khoán VPS, hiện nay Vietravel cũng được các ngân hàng lớn nhất Việt Nam là VCB, BIDV và Vietinbank ký hợp đồng cấp cho Vietravel hạn mức tín dụng tín chấp là 850 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, theo ông Kỳ, Vietravel đã chính thức lên sàn chứng khoán từ cuối quý III/2019. Vietravel dự kiến sẽ phát hành ra bên ngoài một số trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu của Vietravel với giá tham chiếu trên sàn chứng khoán là 40 ngàn/cổ phiếu (được Plimson và PriceWaterHouse - PWC định giá là 60 ngàn/cổ phiếu).
Ngoài ra, Vietravel cũng cũng dự kiến sẽ cổ phần hóa Vietravel Airlines sau 1 năm hoạt động. Với lợi thế từ nguồn khách có sẵn (hơn 1 triệu khách hàng), hệ thống bán rộng khắp 64 tỉnh thành, kinh nghiệm và thương hiệu của Vietravel, Vietravel Airlines hoàn toàn thực hiện khả thi kế hoạch của mình đề ra trong năm đầu tiên với doanh số xấp xỉ 2.000 tỷ (chỉ bằng 55% chi phí vận chuyển bằng hàng không hiện nay Vietravel phải trả cho các hãng).
Thông tin thêm, ông Kỳ cho hay: phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm của Vietravel Airlines trình Cục Hàng không Việt Nam trong giai đoạn thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không tháng 7/2020 đã được phân tích, đánh giá và cập nhật trong bối cảnh thị trường hàng không và du lịch bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid - 19, thị trường quốc tế có thể sẽ bị ảnh hưởng đến hết quý II/2021 và thị trường nội địa sẽ dần phục hồi sau khi Việt Nam khống chế được đợt dịch thứ 2 và sau đó sẽ tăng trưởng trở lại theo quy luật chung như trước đây.
Mặc dù đại dịch Covid-19 đã làm giảm cơ hội tăng trưởng nhanh của thị trường vận tải hàng không Việt Nam, nhưng đối với Vietravel Airlines là không ảnh hưởng quá lớn do quy mô của Vietravel Airlines nhỏ và sẵn có thị trường khách du lịch của Công ty Vietravel.
Hơn nữa Vietravel Airlines dự kiến khai thác vào cuối năm 2020, đầu năm 2021, khi đó thị trường được dự báo sẽ hồi phục, Vietravel Airlines đảm bảo cân đối được thu chi và có lãi ngay từ năm đầu khai thác (năm 2021).
Công ty Vietravel cam kết sẽ bổ sung vốn cho Vietravel Airlines để đảm bảo duy trì mức vốn tối thiểu luôn không thấp hơn 700 tỷ đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế và nội địa với đội tàu bay trên 30 chiếc theo quy định của Nghị định 89 của Chính phủ.
Từ ngày 17/9/2019 đến nay, do khoản vốn điều lệ 700 tỷ đồng của Vietravel Airlines phong tỏa để làm thủ tục xin Giấy phép bay nên Vietravel phải cấp vốn cho Vietravel Airlines hơn 250 tỷ đồng để triển khai các bước của dự án như: tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho lực lượng lao động (bộ máy và cán bộ chủ chốt, người lái, tiếp viên, cán bộ và nhân viên kỹ thuật, bảo dưỡng, khai thác, thương mại...), đặt cọc thuê 3 tàu bay… để có thể bắt đầu khai thác vào cuối tháng 12/2020.
Trong công văn 12042 góp ý kiến về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines, Bộ Tài chính cho biết: “Theo báo cáo tài chính quý III/2019 và báo cáo tài chính quý II/2020, nguồn vốn Công ty Vietravel đầu tư góp vốn thành lập Vietravel Airlines được lấy từ khoản phát hành trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi trong thời hạn 2 năm có tài sản bảo đảm là tài khoản thanh toán của Vietravel Airlines được mở tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)".
Báo cáo tài chính quý II/2020 của Công ty mẹ Vietravel cho thấy, tổng nợ phải trả là 1.578 tỷ đồng (gồm 862 tỷ đồng nợ phải trả ngắn hạn, 715 tỷ đồng nợ phải trả dài hạn).
Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn là 942 tỷ đồng, chiếm 60% tổng nợ phải trả. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 10,8 lần. Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn là 0,82 lần. Lợi nhuận trước thuế (-) 65 tỷ đồng.
“Các chỉ tiêu về tình hình tài chính nêu trên cho thấy nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty mẹ Vietravel chủ yếu đến từ nguồn vốn vay thương mại.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể còn tiếp tục kéo dài trong năm 2020-2021 và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (như 6 tháng đầu năm 2020) thì công ty mẹ Vietravel có khả năng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ, nhất là khả năng thanh toán khoản trái phiếu trị giá 700 tỷ đồng (được phát hành để đầu tư vào Vietravel Airlines và bị phong tỏa tại ngân hàng) có tài sản bảo đảm là tài khoản thanh toán của Vietravel Airlines được mở tại VPBank sẽ đến hạn thanh toán vào tháng 9/2021.
Trong phương án dự kiến Vietravel Airlines sẽ bị lỗ trong năm đầu khai thác (năm 2021)”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoàng Quang Hải phân tích.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.