Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bên cạnh đó, sự phục hồi tỷ giá tại Mozambique (15%), Peru, Cameroon và Haiti đã giúp cho Viettel Global vượt xa kế hoạch kinh doanh vừa được thông qua trước đó cho dù các chi phí hoạt động khác đã tăng mạnh.
Chưa trích lập đầy đủ
Viettel Global được thành lập từ năm 2007 với định hướng trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, Viettel Global đã đưa vào kinh doanh 9 công ty viễn thông tại 9 quốc gia thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Thế nhưng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này lại khá bất thường do chịu ảnh hưởng mạnh của biến động tỷ giá khi thực hiện chuyển đổi từ đồng nội tệ của các công ty con sang đồng USD để thực hiện hợp nhất kinh doanh toàn Tập đoàn. Điều này đã khiến cho Viettel Global phải ghi nhận chi phí tài chính từ lỗ tỷ giá lên tới hơn 3.000 tỷ đồng trong năm 2016.
Bước sang năm 2017, tỷ giá nội tệ của Mozambique (thị trường thành công nhất của Viettel Global tại châu Phi) đã ổn định và phục hồi trên 15% so với vùng đáy năm 2016, giúp cho Viettel Global ghi nhận 1.812 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá 6 tháng 2017 so với 107,09 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng lợi nhuận từ hạch toán lãi lỗ chênh lệch tỷ giá đã đóng góp 612 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, nhờ sự tăng trưởng mạnh gấp hơn 2 lần so với các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã giúp cho doanh thu thuần của Tổng công ty đạt mức 8.728 tỷ đồng và tăng 24,66% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ vậy đã giúp cho Viettel Global đạt 174 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, sớm vượt kế hoạch năm 2017 đề ra bất chấp hầu hết chi phí hoạt động khác tăng mạnh.
Một điểm đáng chú ý trong báo cáo hợp nhất bán niên 2017 đó là vấn đề ngoại trừ của kiểm toán Deloitte liên quan đến việc dự phòng phải thu khó đòi. Theo đó, tại khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng và phải thu khác bao gồm phải thu Công ty TNHH Viễn thông Star (công ty liên kết của Viettel Global) tại thời điểm 30/6/2017 với tổng số tiền là trên 319 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán.
Hiện tại, Viettel Global chưa thực hiện trích lập theo quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC. Trong trường hợp thực hiện trích lập thì chỉ tiêu "Chi phí quản lý doanh nghiệp" sẽ tăng thêm 213 tỷ đồng, điều này sẽ khiến cho lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2017 sụt giảm.
Thêm nữa, kiểm toán Deloite cũng nêu ý kiến ngoại trừ liên quan đến giá trị hợp lý tài sản góp vốn tại NATCOM. Báo cáo tài chính 30/6/2017 đang ghi nhận khoản mục góp vốn của cổ đông là Công ty Telecommunication D’Haiti S.A góp vốn thành lập NATCOM tại hai khoản mục tài sản cố định vô hình (137 tỷ đồng) và tài sản cố định hữu hình (419 tỷ đồng). Giá trị này vẫn được xác định theo báo cáo định giá năm 2008 và chưa được đánh giá lại sau lần động đất tại Haiti vào ngày 12/01/2010 được cho là đã làm thiệt hại về các tài sản góp vốn đó.
Nếu xác định lại thì đây có thể là khoản chi phí hoạt động trong tương lai mà Viettel Global phải thực hiện trích lập dự phòng.
Đầu tư nhiều, hiệu quả kinh doanh thấp
Đẩy mạnh đầu tư bảo đảm tăng trưởng và lợi nhuận là nhiệm vụ trọng tâm của Viettel Global trong năm 2017. Doanh nghiệp này hướng đến vị trí số 3 tại Tanzania, hoàn thiện xây dựng hạ tầng mạng lưới thị trường Myanmar và xâm nhập thị trường Indonesia (chiếm 70% dân số khu vực Đông Nam Á).
Về cơ bản, nhu cầu đầu tư của Viettel Global là tương đối lớn nhưng nguồn thu từ thị trường truyền thống đang sụt giảm do gặp phải sự cạnh tranh tại các thị trường của những đối thủ lớn như Orange, MTN, Movistar, Claro… Do đó, doanh thu không đủ để bù đắp chi phí và gia tăng tích lũy đầu tư cho Tổng công ty.
Để giải quyết bài toán nguồn vốn, Viettel Global đã chào bán riêng lẻ 1 tỷ cổ phiếu Viettel Global cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) để tăng vốn điều lệ từ 12.438 tỷ lên 22.438 tỷ đồng trong năm 2016. Song lượng vốn này có vẻ không thấm vào đâu so với kế hoạch đầu tư của Viettel Global.
Đầu tư nhiều nhưng hiệu quả kinh doanh của Viettel Global vẫn duy trì ở mức thấp, luôn phải đối mặt với rủi ro chính trị, kinh tế tại khu vực đầu tư mà chưa có được những công cụ để phòng ngừa rủi ro này. Điều này phần nào được thể hiện qua mức giá giao dịch trên thị trường chứng khoán chưa niêm yết của Công ty chỉ dao động quanh mức 12.500 đồng/CP, thấp hơn rất nhiều so với mức giá giao dịch của nhiều công ty con thuộc Viettel.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.