Vinamilk: Sự thăng hạng của thương hiệu gắn liền với sự phát triển của người lao động
Hoàng Ngân -
05/12/2022 11:45 (GMT+7)
(VNF) - Vinamilk, đối tác đồng hành cùng Anphabe trong khảo sát 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022, vẫn vững vàng vượt qua các thách thức, nâng cao giá trị thương hiệu lên trên bản đồ ngành sữa toàn cầu.
Sau đại dịch Covid-19 với những hệ quả kéo dài, năm 2022, thế giới tiếp tục chứng kiến tình hình địa chính trị bất ổn và xu hướng suy giảm kinh tế trên diện rộng. Bối cảnh này đặt các tổ chức vào những áp lực lớn về tăng trưởng bền vững, tác động đến tâm lý, động lực làm việc của người lao động.
Rất nhiều khảo sát về thị trường lao động tại châu Á và Việt Nam chỉ ra rằng, để tạo ra được môi trường làm việc gắn kết và tạo hứng khởi cho nhân viên không chỉ cần yếu tố lương cao, thưởng nhiều, thăng tiến nhanh.
Nơi làm việc lý tưởng là nơi có thể mang lại cho người lao động “Tài chính ổn định – Môi trường linh hoạt – Sức khỏe thể chất – Tinh thần hạnh phúc – Cảm hứng làm việc” và cả “Giá trị mang lại cho xã hội”.
Từ phía người lao động, càng đạt được những mong đợi này, họ sẽ càng có khả năng thực hiện công việc hiệu quả hơn, tạo ra giá trị cao hơn với sự gắn kết và đam mê công việc.
Công ty Vinamilk, đối tác đồng hành cùng Anphabe trong dự án khảo sát 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2 năm vừa qua cũng có những định hướng mới trong chính sách nhân sự của mình trong bối cảnh môi trường và xu hướng biến chuyển rất nhanh như hiện nay.
Không chỉ duy trì các thế mạnh hiện tại, doanh nghiệp sữa top 40 thế giới đề cao sự thích ứng nhanh và đổi mới phù hợp với xu thế và tâm tư người lao động. Vinamilk đặt ra những mục tiêu và kế hoạch nhằm nâng cao môi trường làm việc, hướng đến sự đổi mới và truyền cảm hứng.
Trong đó, yếu tố con người có vai trò trung tâm và cũng là động lực chính để doanh nghiệp thúc đẩy việc thực thi thành công các kế hoạch chiến lược năm 2022 - 2026.
Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành hành chính, nhân sự, đối ngoại của Vinamilk cho biết: “Hiện nay, Vinamilk đang bước vào giai đoạn chuyển đổi mang tính chiến lược. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp có tính gắn kết, hấp dẫn, tạo điều kiện cho người lao động toàn tâm cống hiến, chia sẻ và đóng góp vào những giá trị của công ty là điều tiên quyết để Vinamilk phát triển bền vững, đồng thời tiếp tục đem đến nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội”.
Theo lãnh đạo Vinamilk, các hoạt động liên quan đến người lao động mà công ty đang triển khai được dựa trên 4 khía cạnh chính.
Đầu tiên là thương hiệu và danh tiếng công ty. Doanh nghiệp cần xây dựng thành một nơi làm việc mà người lao động nào cũng mong muốn được tham gia và bất kỳ nhân viên nào đều có thể tự hào là thành viên; phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp và kết hợp với các xu hướng mới.
Song, Vinamilk cần trở thành nơi làm việc hấp dẫn. Để đáp ứng được điều này, công ty cần nâng cao độ hấp dẫn của môi trường làm việc trên các khía cạnh “Văn hóa – Cơ sở vật chất – Phúc lợi - Hiệu quả”.
Tiếp đến, nâng bước sự nghiệp cũng là một yếu tố cần quan tâm. Theo đại diện Vinamilk, sự đổi mới và tăng cường năng lực của công ty gắn liền với sự phát triển năng lực của nhân viên. Việc xác định những năng lực quan trọng cần trang bị và lên kế hoạch đào tạo phát triển cho nhân viên để đáp ứng với xu thế mới và yêu cầu mới là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nhân viên của Vinamilk.
Cuối cùng, bên cạnh các điểm trên thì yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lực lượng lao động tâm huyết và gắn bó với doanh nghiệp chính là tạo ra sự “kết nối bền vững”, 1 trong 5 tiêu chí của thông điệp 5K mà bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc của Vinamilk đã đưa ra.
Sau 3 năm liên tiếp giữ vị trí dẫn đầu trong khảo sát top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam của Anphabe (từ năm 2017 đến năm 2020), Vinamilk đã chuyển đổi vai trò của mình thành đối tác đồng hành cùng Anphabe trong dự án khảo sát này từ năm 2021 đến nay với mong muốn được đóng góp một cách thực tiễn trong việc cùng các doanh nghiệp.
Việt xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn và bền vững hơn cho người lao động, giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn, tạo ra giá trị cao hơn với sự gắn kết và đam mê công việc. Qua đó, từng bước cải thiện và nâng tầm thị trường lao động tại Việt Nam.
Doanh nghiệp sữa của Việt Nam đã liên tục gia tăng giá trị thương hiệu của mình đạt mức 2,8 tỷ USD, được tổ chức Brand Finance (Anh Quốc) đánh giá là thương hiệu sữa giá trị nhất Việt Nam và thứ 6 thế giới. Vinamilk cũng thuộc top 25 doanh nghiệp F&B dẫn đầu của Forbes Việt Nam.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone