'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngay từ đầu năm, thương vụ mua bán hơn 32ha đất công với Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Tân Thuận) thuộc Thành uỷ TP. HCM đã khiến Quốc Cường Gia Lai lao đao.
Mặc dù đã trực tiếp đăng đàn phân trần khu đất 32,4ha tại khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM) được mua bán theo giá thị trường và không hề có khuất tất, bà Nguyễn Thị Như Loan không tránh khỏi rất nhiều áp lực, từ cả dư luận lẫn cổ đông. Cổ phiếu QCG trên sàn chứng khoán giảm sàn liên tiếp, cuốn bay 1/3 giá trị vốn hoá, tương đương 1.100 tỷ đồng.
Bà Loan cho rằng doanh nghiệp của bà phải hứng chịu cái nhìn bất công và thiếu khách quan từ dư luận.
Ngày 18/4/2017, Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM đã yêu cầu Công ty Tân Thuận đàm phán với Quốc Cường Gia Lai để huỷ hợp đồng chuyển nhượng khu đất 32,4ha tại Phước Kiển.
Tại ĐHĐCĐ 2018 sáng 29/6 của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, trả lời những câu hỏi dồn dập của cổ đông xung quanh rắc rối của dự án Phước Kiển, bà Loan cho biết, công ty đã trả mặt bằng cho Tân Thuận. Phía Tân Thuận cũng đã hoàn trả tiền cho doanh nghiệp.
Cho đến nay, sau khi "vỡ mộng" tại dự án trên, tình hình kinh doanh năm 2018 của Quốc Cường Gia Lai ngày càng khó khăn, đặc biệt khi "ôm" lượng hàng tồn kho bất động sản khổng lồ tại một dự án khác với cái tên "định mệnh" - dự án khu dân cư Phước Kiển (rộng 90ha, khác dự án Phước Kiển mua lại của Công ty Tân Thuận.
Cụ thể, theo Báo cáo tài chính quý 3/2018 do QCGL công bố, tính đến hết tháng 9/2018, tổng hàng tồn kho của doanh nghiệp đã tăng lên hơn 6.300 tỷ đồng (trong đó hơn 4.800 tỷ đang "ngập sâu" tại dự án khu dân cư Phước Kiển 90ha).
Còn lại, các dự án tồn kho khác cũng khiến QCGL chật vật đó là dự án De Capella hơn 457 tỷ đồng, dự án khu dân cư Lô 4: 148 tỷ đồng, dự án chung cư Quốc Cường Gia Lai II: 1,13 tỷ đồng, dự án Tân Phong 442 tỷ đồng,...
Giá trị hàng tồn kho này chiếm hơn một nửa tổng tài sản của QCG (hơn 11.000 tỷ đồng) và gần gấp đôi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (hơn 3.800 tỷ đồng).
Về kết quả kinh doanh, doanh thu trong quý III/2018 chỉ đạt 82,5 tỷ đồng, giảm gần 30% so với quý III/2017; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ở mức... 1 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của Quốc Cường Gia Lai chỉ là 519 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo lãi sau thuế giảm tới 90% về còn 44 tỷ đồng.
So với mục tiêu đề ra từ đầu năm, những gì mà Quốc Cường Gia Lai thực hiện được trong 9 tháng còn cách vạch đích khá xa.
Nguyên nhân của tình hình kinh doanh kém sắc, theo lý giải của ban lãnh đạo công ty, là do đặc thù hoạt động kinh doanh BĐS có thời gian thi công dài, một số dự án bất động sản còn đang xây dựng, chưa đến giai đoạn bàn giao cho khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu.
"Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" có thể trở thành câu nói đúng nhất, áp dụng với Quốc Cường Gia Lai thời điểm này.
Nếu như năm 2017, ĐHĐCĐ Quốc Cường Gia Lai hoan hỉ với sự hồi sinh mạnh mẽ sau cú "thoát án tử" ngoạn mục, thanh toán được khoản nợ 1.628,9 tỷ đồng tại BIDV, được miễn giảm 237 tỷ đồng tiền lãi vay nhờ khoản tạm ứng 2.800 tỷ kịp thời của Sunny Island, doanh thu, lợi nhuận gấp gần 10 lần năm 2016. Những yếu tố trên đã khiến cổ phiếu QCG có thời điểm (tháng 5/2017) tăng trần 16 phiên liên tiếp, từ 6.000 đồng lên gần 23.000 đồng/CP.
Nhưng, câu chuyện diễn ra trong năm 2018 trở thành "cơn ác mộng" đối với mẹ con nữ doanh nhân Nguyễn Thị Như Loan.
Thanh toán khoản nợ với BIDV Quang Trung kèm yêu cầu miễn giảm 50% tiền lãi, đồng nghĩa với việc Quốc Cường Gia Lai chấp nhận bị ngân hàng này "bít cửa tín dụng" mà bà Loan từng thừa nhận là "nỗi hổ thẹn lớn nhất của doanh nghiệp". Đến nay, ngoài chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Gia Lai (74 tỷ vay ngắn hạn và 416 tỷ vay dài hạn), QCGL phải "giật gấu vá vai" những tỷ phú thân quen như bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (em gái bà Loan), Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan), ông Lầu Đức Duy, ông Lại Thế Hà và con gái ông là bà Lại Thị Hoàng Yến... Những cá nhân trên ít nhiều có quan hệ với nhau, và quan hệ với QCGL dưới danh nghĩa "cho mượn tiền", và đương nhiên... không cần lấy lãi.
Khoản tạm ứng của Sunny Island "cứu trợ" cho QCGL là theo Biên bản thỏa thuận ghi nhớ ký giữa hai bên vào ngày 15/10/2016. “Theo đó, tập đoàn sẽ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu của tập đoàn trong một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển của tập đoàn cho Sunny”, QCG cho biết.
Liên quan đến việc chuyển nhượng, đầu năm 2017, Sunny đã chuyển cho QCG hơn 2.000 tỷ đồng để tạm ứng, tăng lên 2.882,8 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm và không thay đổi trong 3 quý đầu năm nay. Nói cách khác, Sunny Island đã tạm dừng rót vốn cho QCGL, khi dự án Phước Kiển chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng để bàn giao theo cam kết. Bà Loan từng thừa nhận nếu việc giải phóng mặt bằng kéo dài, có thể đối tác sẽ đòi lại tiền ứng trước.
"Tuy nhiên, cả hai đều sai, đối tác không chuyển tiền đúng tiến độ, nên không thể phạt nhau được. Nếu đòi lại tiền thì QCG sẽ trả lại vào cuối năm 2019, khi chào bán các dự án đang triển khai thành công" - vị Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai khẳng định.
Không khó để mường tượng kịch bản nào sẽ xảy ra với QCGL nếu Sunny Island hết kiên nhẫn với dự án Phước Kiển.
Còn nhà đầu tư - cổ đông của QCG? Cổ phiếu QCG đang dần trở về giá trị cách đây gần 2 năm. Chốt phiên giao dịch ngày 9/11, mã QCG chỉ còn 7.200 đồng/CP - phản ánh rõ nhất kỳ vọng của thị trường vào khả năng xoay xở của Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai thời gian tới.
Về phía Công ty Tân Thuận, UBKT Thành ủy TP. HCM kết luận, trong quá trình thực hiện hợp tác, chuyển nhượng khu đất Phước Kiển nêu trên, Công ty Tân Thuận đã tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Thành ủy về việc chỉ định hợp tác, chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai là không đúng quy định của Thành ủy và các quy định của pháp luật; không họp bàn bạc nên chuyển nhượng với giá thấp hơn giá thị trường, thấp hơn giá đền bù dự kiến cho người dân. Kết luận bước đầu của Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM cũng nêu rõ trách nhiệm của Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang. Theo đó, ông Cang chấp thuận chủ trương chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, ông Cang không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng theo Hợp đồng 203/HĐKT/2017 có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ TP. Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM yêu cầu ông Tất Thành Cang kiểm điểm trách nhiệm trong vụ việc chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận và báo cáo cấp thẩm quyền xem xét. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.