'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thời điểm một năm trước đây, cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giao dịch ở mức giá khoảng 36.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa đạt khoảng 130.000 tỷ đồng. Con số này đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lần lượt là 56.500 tỷ và 51.000 tỷ. Nghĩa là giá trị vốn hóa của Vietcombank còn lớn hơn cả VietinBank và BIDV cộng lại.
Một năm sau, thực trạng này vẫn tiếp diễn. Chốt phiên giao dịch sáng 4/1/2018, giá trị vốn hóa của Vietcombank đã vượt lên trên 198.000 tỷ đồng, trong khi con số này ở VietinBank và BIDV đều ở khoảng trên 93.000 tỷ đồng.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là một "nghịch lý" trên thị trường chứng khoán, bởi xét trên nhiều khía cạnh tài chính, thậm chí là triển vọng tương lai, khoảng cách giữa Vietcombank với VietinBank và BIDV không thể xa đến như thế.
Về vốn chủ sở hữu, VietinBank hiện đứng đầu trong "tam trụ" ngân hàng với lượng vốn 62.280 tỷ đồng tính đến hết ngày 30/9/2017. Theo sau là Vietcombank với 54.245 tỷ đồng và BIDV với 46.536 tỷ đồng.
Về tổng tài sản, BIDV đang dẫn đầu hệ thống với lượng tài sản 1,125 triệu tỷ đồng, nhỉnh hơn một chút so với VietinBank với 1,062 triệu tỷ đồng. Vietcombank xếp thứ 3 với 0,898 triệu tỷ đồng. Theo số liệu mới nhất, kết thúc năm 2017, tổng tài sản của Vietcombank đã cán mốc 1 triệu tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn so với BIDV và VietinBank.
Về lợi nhuận, năm 2017, Vietcombank vượt mốc 10.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (cụ thể là 10.800 tỷ đồng). Con số này dù bỏ khá xa mức lợi nhuận của BIDV nhưng so với VietinBank hẳn chỉ chênh khoảng 1.000 tỷ đồng. Nếu so về triển vọng lợi nhuận các năm tới, có thể nhìn nhận Vietcombank và VietinBank hiện khá "ngang cơ" nhau, Vietcombank dù nhỉnh hơn cũng không hơn nhiều.
Tất nhiên, Vietcombank có những lợi thế khá riêng biệt, đặc biệt là rất "sạch" khi rủi ro kinh doanh khá thấp do cơ cấu kinh doanh cân đối nhất trong nhóm "tam trụ", nợ xấu ở mức thấp thực sự (không phải thấp trên danh nghĩa), mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng ít hơn.
Thêm vào đó, ngân hàng này còn có thể đang "giấu lãi" khi đẩy tỷ lệ bao nợ xấu (dự phòng nợ xấu trên tổng nợ xấu) lên đến 164,8% thời điểm kết thúc 30/9/2017, mức cao nhất từng được ghi nhận trong ngành ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra còn tiềm ẩn các khoản lợi nhuận đột biến nếu tiến hành thoái vốn tại MBBank, Eximbank và Saigonbank.
Dù vậy, tất cả những điều này khó có thể giải thích cho việc giá trị vốn hóa của Vietcombank gấp đôi VietinBank và BIDV.
Giá trị vốn hóa bao nhiêu là do thị trường quyết định, nhưng việc các doanh nghiệp được thị trường định giá thấp hay cao hơn "giá trị thực" tại một thời điểm, thời kỳ nào đó là việc vẫn thường xuyên xảy ra trên thị trường chứng khoán. Huyền thoại đầu tư Warren Buffett cũng căn cứ vào những hiện tượng này mà tạo lên kỳ tích.
VietinBank và BIDV có vẻ đang cần một điểm tựa để bật lên về giá trị vốn hóa, khỏa lấp một phần khoảng cách đang quá xa với Vietcombank.
Với VietinBank, không khó để nhìn ra sức hấp dẫn của ngân hàng này nếu xét về thị giá hiện tại. Nhưng có một điều vẫn kìm hãm đà bứt phá của VietinBank lâu nay, khá dễ dàng để nhận thấy, là do tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại ngân hàng này đã ở mức tối thiểu theo luật định ("full room").
Điều này gây ra 2 hệ quả. Một là bản thân VietinBank gặp khó trong tăng vốn. Hai là sức hấp dẫn với khối ngoại cũng giảm đi do đã "full room", do đó khó lòng tạo cú hích.
Điểm tựa của VietinBank cần lúc này, trong bối cảnh Ngân sách Nhà nước eo hẹp, là được nới tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu, chẳng hạn từ 65% hiện tại xuống còn 51%. Trong trường hợp này, quyền chi phối của Nhà nước đối với VietinBank gần như không đổi.
Với BIDV, tình hình dù rất khác nhưng điểm tựa vẫn tương tự VietinBank. Nếu BIDV bán thành công vốn cho đối tác ngoại, ngân hàng này sẽ có thêm nguồn vốn rất đáng kể để bù đắp những tổn thương do nợ xấu đã, đang và sẽ gây ra.
Xét về tiềm năng bán vốn, BIDV hiện tại có thể coi là có cơ hội lớn nhất vì Nhà nước có thể bán tới 30% vốn điều lệ BIDV và giá cổ phiếu BIDV hiện không quá cao. Như trường hợp của Vietcombank, với mức giá cổ phiếu như hiện tại, việc bán vốn cho đối tác nước ngoài đang "khó càng thêm khó".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.