Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo VPA, mới đây VPA có nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp cảng biển đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM, đặc biệt là Tân Cảng Cảng Cát Lái, về những khó khăn có khả năng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế trên địa bàn cần được lãnh đạo thành phố và các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết.
Khó khăn phát sinh do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do hàng container tăng nhanh vượt quá điều kiện khai thác trong khi điều kiện về nhân lực, mặt bằng khai thác, vận chuyển hàng ra/vào cảng chưa được đảm bảo. Dây chuyền cung ứng, giao nhận hàng xuất nhập khẩu qua cảng có bị giới hạn vì quy định hạn chế lưu thông và sản xuất trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16 và các biện pháp tăng cường trong thời gian qua và có khả năng cần kéo dài thêm.
Các biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16 tăng cường hiện nay đã kéo theo hàng loạt thay đổi về điều kiện khai thác đối với cảng biển là rất lớn, rất khó khắc phục. Từ đó, nguy cơ chậm trễ, đứt gãy từng phần chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu ngay tại TP. HCM và với các chân hàng tại các tỉnh lân cận cũng như sai biệt về số lượng hàng và lịch tàu biển giữa Việt Nam và các thị trường quốc tế là rất hiện thực, hậu quả khó lường.
Cũng theo VPA, trong tình hình khó khăn chung của toàn thành phố, các cảng biển, đặc biệt là Tân Cảng Cát Lái tuy đã và đang vận dụng mọi nguồn lực và khả năng để đảm bảo vừa khai thác, vừa luân chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo nhu cầu xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, hiện có quá nhiều đầu mối cần kết nối, quá nhiều khó khăn cần khắc phục và trên thực tế cảng khó có thể vượt qua nếu không được sự hỗ trợ của thành phố, của các cơ quan quản lý liên quan khác để cảng có thể duy trì hoạt động bình thường trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường hiện nay.
Đối với cảng biển, nhu cầu là làm sao dung hòa được giữa hai phương thức xử lý nhu cầu khác nhau: một bên là kế hoạch vận chuyển, khai thác, giao nhận, kiểm tra đang được số hóa theo dây chuyển có nhiều đầu mối tham gia; và một bên là nhu cầu phát sinh từ biện pháp quản lý kiểm tra giãn cách được xủ lý chủ yếu bằng thủ công, có nhiều đầu mối quyết định mà đa phần chưa có kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng kịp theo nhu cầu thực tế.
Nhu cầu đối với cảng biển cụ thể là có đủ nhân lực, phương tiện, thời gian... để duy trì hoạt động khai thác cảng, bốc xếp, giao nhận, vận chuyển container xuất nhập khẩu theo lịch, áp dụng cho cảng và cho cả hàng nghìn đầu mối liên quan khác trong dây chuyền khai thác hàng xuất nhập khẩu.
Hàng tồn đọng tại cảng
Riêng đối với Tân Cảng Cát Lái, một khó khăn lớn khác cần được giải quyết là mặt bằng khai thác, hiện đang bị dồn ứ, ách tắt do lượng container thông qua tăng nhanh, vượt quá năng lực bãi chứa; trong khi đó, hàng chục nghìn container đang bị tồn đọng tại cảng đang chiếm dụng một diện tích lớn kho bãi cảng hiện vẫn chưa có hướng xử lý.
Trước tình hình này, VPA kiến nghị TP. HCM và các cơ quản lý chuyên ngành liên quan đến hoạt động kiểm hóa, kiểm tra chuyên ngành tại cảng biển xem xét một số biện pháp cấp bách hỗ trợ cho cảng biển, tập trung cho Tân Cảng Cát Lái cùng vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay song song với việc duy trì năng lực khai thác cảng đáp ứng kịp nhu cầu.
Theo đó, VPA kiến nghị, tạo điều kiện thuận tiện cho lao động được đến làm việc tại cảng đủ theo nhu cầu ca kíp. Về nhân lực hiện cũng đang rất cần có giải pháp hỗ trợ riêng cho cảng biển có đủ lao động theo nhu cầu khai thác với cường độ cao. Đề nghị TP. HCM cho phép số lao động cần kíp trong dây chuyền sản xuất tại cảng, nếu không cư trú tại các khu vực dân cư đang bị phong toả được cấp phép lưu thông đến cảng làm việc. Cảng sẽ phối hợp cùng các cơ quan y tế xét nghiệm sàng lọc theo quy định.
Đồng thời, VPA cũng kiến nghị TP. HCM thống nhất, cấp phát hoặc hướng dẫn mẫu giấy thông hành để lưu thông thuận lợi, kể cả sau thời điểm 18h, phù hợp với điều kiện làm việc theo ca, kíp tại cảng, nhất là đối tượng phải thường xuyên di chuyển nhiều khung giờ khác nhau phục vụ việc cập, rời của tàu thuyền như hoa tiêu lai dắt tàu, đại lý làm thủ tục cho tàu.
Riêng những người đang lưu trú tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), Tân Cảng Sài Gòn đề nghị TP. HCM, TP Thủ Đức cho phép lưu thông qua phà Cát Lái để vào cảng làm việc, nếu có giấy xác nhận làm việc tại cảng và chứng nhận xét nghiệm âm tính còn hiệu lực.
Xem thêm: Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính 'giải cứu' hàng tồn tại cảng Cát Lái
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.