Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Suốt nửa tháng qua, hình ảnh ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Quận 1, TP.HCM, trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo nhiều lực lượng như cảnh sát giao thông, Trật tự đô thị, Thanh tra xây dựng,... giành lại vỉa hè, lập lại trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị trên toàn địa bàn quận trung tâm Sài Gòn được dư luận đặc biệt quan tâm.
Chiến dịch "giành lại vỉa hè" và lập lại trật tự đô thị với kỳ vọng biến khu trung tâm Sài Gòn "thành Singapore thu nhỏ" của Đoàn Ngọc Hải hiện đang nhận được nhiều luồng ý kiến.
Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, doanh nhân Lý Quí Trung - người sáng lập thương hiệu Phở 24 đã có chia sẻ với tựa đề "Kinh doanh không chí phí" về câu chuyện kinh doanh trên vỉa hè. Ông lý giải cách Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã giành lại vỉa hè như thế nào. Ông Trung cũng đưa ra lời khuyên cho các startup có ý định kinh doanh trên lề đường, vỉa hè.
Dưới đây là chia sẻ của ông Lý Quí Trung:
KINH DOANH KHÔNG CHI PHÍ
Đó là kinh doanh trên lòng lề đường. Nói không chi phí là nói phóng đại thêm một chút, chứ kinh doanh nào lại không phải bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và một số chi phí linh tinh không tránh khỏi. Nhưng kinh doanh mà không phải trả tiền thuê mặt bằng, không điện nước, không thuế má thì gần như là miễn phí. Bởi vậy nó mới trở nên "thân thiện" với mọi người, đến nổi hiếm thấy một lòng lề đường nào mà còn chỗ trống!
Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu nổi tiếng của Singapore từng viết trong cuốn hồi ký của mình về kinh nghiệm dẹp bỏ nạn buôn bán lòng lề đường như thế nào. Đại khái, ông cho xây các lồng chợ rộng lớn để "lùa" những người buôn bán trên vỉa hè vào một chỗ, nhưng kết quả là "như bắt cóc bỏ dĩa"! Đơn giản, vì vào trong lồng chợ của ông - dù là tiện nghi, sạch sẽ, đẹp đẽ đến đâu đi nữa cũng bị tính tiền. Còn ở ngoài kia thì miễn phí! Cho nên bị lùa vào ngày hôm trước thì ngày hôm sau đã trốn nhảy trở ra.
Rút kinh nghiệm, ông Lý Quang Diệu thay đổi chiến thuật, và lần này thì không tính tiền nữa. Miễn phí hoàn toàn! Thế là mọi người đua nhau nhảy vô lồng chợ của ông. Rồi kinh doanh trở nên khấm khá hơn, và ghiền luôn cái cảm giác sung sướng của một người kinh doanh đàng hoàng, không còn phải lấm la lấm lét như trước đây. Đến lúc đó, ông Lý Quang Diệu mới bắt đầu tính tiền! Nhưng vì mọi người đã quen rồi, đã nhận ra những giá trị mới rồi nên vui vẻ đóng tiền. Bây giờ có cho tiền, ép đi ra vỉa hè cũng không đi.
Đó là chuyện bên Singapore. Còn ở Việt Nam, chuyện kinh doanh trên lòng lề đường vẫn còn nóng hổi, quá nóng hổi nữa là khác.
Nhưng Việt Nam có khác với Singapore, làm sao có đủ các lồng chợ để chứa toàn bộ mấy người bán hàng rong, bán hàng trên lòng lề đường? Và nhiều vấn đề khác nữa. Đó là chuyện nhức đầu dành cho các nhà quản trị có chức năng. Nhưng Chính phủ Singapore đã tìm ra giải pháp cho đất nước họ thì tại sao không, chính phủ Việt Nam.
Trở lại câu chuyện kinh doanh liên quan đến vấn đề chiếm dụng lòng lề đường. Có một bạn trẻ inbox cho tôi tâm sự và hỏi ý kiến về kế hoạch mở một chuỗi đến cả trăm điểm bán bánh trên lòng lề đường. Bạn ấy ý thức rất rõ là nhà nước không cho phép điều này, đang nỗ lực dẹp vấn nạn này, nhưng có lẽ chỉ là phong trào, đâu sẽ lại vào đó. Buôn bán trên lòng lề đường vẫn sẽ hiện hữu như bao chục năm nay. Vì nó đã trở thành một phần của thói quen, văn hoá của người dân trong các đô thị lớn ở Việt Nam. Bạn ấy nghĩ như vậy, và không ít những người buôn bán khác cũng nghĩ như vậy, và muốn nghĩ như vậy.
Theo bạn trẻ này thì dù gì đi nữa thì hàng rong vẫn sẽ có mặt và điều mà bạn ấy dự tính làm là chuyên nghiệp hoá cái công việc đó. Hàng rong nhưng có thương hiệu, sạch sẽ, an toàn và bài bản. Một suy nghĩ phải nói là khá điển hình và hợp lý, vì biết bao nhiêu món ngon của Việt Nam xứng đáng một đẳng cấp tốt hơn trên vỉa hè.
Và lời khuyên của tôi dành cho bạn trẻ này dĩ nhiên, là không nên. 100% không nên!
Tôi muốn giải thích thêm một chút lý do tại sao không nên.Thứ nhất, cái việc kinh doanh kiểu trên lề đường, vỉa hè là một kiểu kinh doanh không bền vững. Không "sustainable". Vì việc kinh doanh của mình gây nên những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đối với môi trường xung quanh, đến cộng đồng và xã hội. Về mặt tâm lý, marketing, thì đặc điểm này hoàn toàn đi ngược lại với các quan điểm về xây dựng thương hiệu, xây dựng mối thiện cảm trong lòng người tiêu dùng, xã hội nói chung.
Thứ hai, việc chiếm dụng lòng lề đường rõ ràng là vi phạm pháp luật. Một gánh hàng rong trên vỉa hè, một xe bánh mì trên vỉa hè mà ta thường thấy là một dạng "đánh du kích", lúc ẩn lúc hiện. Công an, dân phòng mà đến thì chạy, thì dẹp ngay vô nhà. Cơn bão vừa qua thì lại dọn hàng ra tiếp tục, như giỡn chơi. Vậy mới gọi là đánh du kích chứ!
Còn bạn, bạn đang nói về giấc mơ xây dựng thương hiệu với hàng loạt, hàng trăm xe bánh trải dài khắp nơi, nổi đình nổi đám, thì không còn là đánh du kích nữa rồi, mà là "đánh giáp lá cà"!. Với kiểu đánh này bạn không chỉ phải đối phó với các chính quyền địa phương nhỏ lẻ mà còn với những cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về mặt trật tự của thành phố. Chỉ cần một chỉ thị ngắn gọn là toàn bộ hệ thống chuỗi của bạn sẽ tan thành mây khói! Xây dựng một cơ ngơi, một mô hình kinh doanh đầy tham vọng mà dựa trên những vỉa hè miễn phí thì không khác nào xây dựng một lâu đài trên cát.
Cho nên nó không "bền vững" là vậy. Chưa kể điều gì sẽ xảy ra nếu hàng trăm, hàng ngàn xe bánh riêng lẻ kiểu "du kích" khắp nơi sẽ đồng loạt tu bổ, cải tạo thành xe bánh na ná xe bánh của bạn, một khi bạn thành công rực rỡ về mặt mô hình. Vì mô hình với chi phí thấp kiểu lề đường của bạn rất dễ dàng để sao chép. Nói cách khác, mô hình kinh doanh của bạn không có "entry barrier" hay "rào cản cạnh tranh", hoặc có mà không đáng kể. Lại thêm một yếu tố không bền vững nữa!
Nên thôi bạn ạ. Tuy là phải suy nghĩ lớn, ước mơ lớn nhưng mọi thứ phải bắt đầu từ những việc rất nhỏ và rất cơ bản. Tuân thủ pháp luật là một trong những việc rất nhỏ đó.
**** À, tại sao bạn không thuê một mặt bằng hay một không gian thật nhỏ để đặt xe bánh của mình vô đó? Thêm một chút chi phí nhưng nó lành, đỡ nhức đầu. Không có cái gì miễn phí mà bền cả.
Ông Lý Quí Trung là thành viên sáng lập Tập đoàn Nam An Group chuyên kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực cao cấp, trong đó có chuỗi cửa hàng Phở 24 với hơn 70 cửa hàng trong và ngoài nước. Các thương hiệu ẩm thực nổi bật khác bao gồm Nhà hàng Maxim’s Nam An, Nhà hàng Thanh Niên, Nhà hàng An, Nhà hàng An Viên, chuỗi café Gloria Jean's Coffees, cafe Ibox, Cafe Terrace, chuỗi tiệm bánh Breadtalk, kem Goody.
Mơ ước biến Phở 24 của mình thành thương hiệu đẳng cấp thế giới nhưng Lý Quý Trung đã phải dứt ruột bán "đứa con" của mình với giá 20 triệu USD. Từ năm 2012, Lý Quí Trung không còn giữ vai trò điều hành chuỗi cửa hàng Phở 24 và chú trọng phát triển các thương hiệu ẩm thực khác thuộc Nam An Group.
Công ty Việt Thái Quốc Tế của ông Davaid Thái, sau khi mua 100% cổ phần thương hiệu Phở 24 với giá 20 triệu USD trong tháng 11/2011, đã bán 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines). Giao dịch có giá trị 25 triệu USD thông qua Jollibee Worldwide - thành viên Tập đoàn Jollibee.
Tuy nhiên, doanh nhân Lý Quí Trung vẫn được nhắc đến là nhà sáng lập thương hiệu, "Vua Phở 24" khi người đầu tiên đưa tô phở Việt từ quán bình dân vào nhà hàng máy lạnh một cách bài bản. Trước đó năm 2007, khi ông Trung đang "nổi đình nổi đám" trong vai trò ông chủ chuỗi tiệm Phở 24 tại Việt Nam và đã kịp nhượng quyền sang một số nước lân cận, Đại học Griffith University (Úc) cũng đã bổ nhiệm chức danh giáo sư danh dự này cho ông.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.