Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Mới đây, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa công bố kết quả đấu thầu nhập 500.000 tấn gạo, trong số này có ba doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu 83.500 tấn gạo loại 5% tấm. Đứng đầu danh sách là Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) trúng thầu ở LOT 7 (LOT là số lượng đơn vị được tiêu chuẩn hóa của một tài sản được giao dịch) với khối lượng 28.500 tấn.
Thep tìm hiểu, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, đại diện chủ sở hữu là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên là bà Bùi Thị Thanh Tâm. Vinafood 1 có vốn điều lệ 4.359 tỷ đồng và sở hữu hơn 20 công ty con.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood1 có doanh thu của công ty mẹ tăng tới 91% so với cùng kỳ (9.000 tỷ đồng so với 4.694 tỷ đồng).
Theo đó, lợi nhuận gộp công ty mẹ đạt trên 893 tỷ đồng nhưng do các chi phí về tài chính, trong đó có phi lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đều phình to đã làm co lại các chỉ tiêu về lợi nhuận.
Đáng kể nhất là áp lực từ chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo đó, kết thúc quý II/2023, con số này chỉ ở mức 37,7 tỷ đồng thì tại thời điểm ngày 30/6/2024 đã tăng “không kiểm soát” lên đến 674,9 tỷ đồng, qua đó khoét sâu vào lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Vinafood1…
Chỉ số ấn tượng nhất của Vinafood1 đến từ doanh thu hoạt động tài chính với con số 458 tỷ đồng, tăng gần 100% so với cùng kỳ, tuy nhiên khoản thu này cũng không gánh nổi áp lực từ chi phí quản lý doanh nghiệp tạo ra.
Dữ liệu cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood1 đạt lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 156,4 tỷ đồng và 128,5 tỷ đồng.
Điểm nhấn là lợi nhuận sau thuế gần như tương đương so với kết thúc quý II/2023 với 128,1 tỷ đồng.
Năm 2024, Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) đặt chỉ tiêu doanh thu của công ty mẹ là 10.560 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế là 276 và 213 tỷ đồng. Tính riêng về doanh thu, Vinafood 1 đã đạt gần 90% so với chỉ tiêu cả năm. Còn khoảng 85 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế còn lại là chỉ tiêu mà Vinafood 1 phải hoàn thành trong 6 tháng cuối năm, để đạt kế hoạch cả năm đề ra.
Theo báo cáo tài chính công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood có tổng nguồn vốn 14.814 tỷ đồng. Tổng nợ phải phải trả là 7.804 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 4.818 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn phải trả thì vay và nợ thuê tài chính cùng với phải trả ngắn hạn khác chiếm phần lớn tỷ lệ với các con số lần lượt là 2.807 tỷ đồng và và 1.191 tỷ đồng.
Trên phương diện báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood1 vẫn có kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng.
Theo đó, các chỉ số quan trọng như lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế đều tăng khoảng gấp đôi so với cùng kỳ. Cụ thể, các số liệu lần lượt là 184,6 tỷ đồng, 179,8 tỷ đồng và 145,7 tỷ đồng. Tăng tương ứng với 102%, 93% và 93,5%. Các con số cụ thể của kỳ trước là 91 tỷ, 93 tỷ và 75,3 tỷ.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của kết thúc 6 tháng đầu năm 2023 là 128,1 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận sau thuế hợp nhất của cùng kỳ 75,3 tỷ đồng. Điều này cho thấy các công ty con của Vinafood 1 có hoạt động sản xuất kinh doanh vào thời điểm đó rất ảm đạm, thậm chí là thua lỗ? Vinafood 1 không phải là doanh nghiệp niêm yết nên truyền thông khó tiếp cận với thông tin giải trình từ phía doanh nghiệp.
Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1616/QĐ - TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Lương thực miền Bắc giai đoạn đến hết năm 2025.
Mục tiêu của đề án là xây dựng tổng công ty là doanh nghiệp mạnh, duy trì vị trí là một trong 3 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thu mua và xuất khẩu gạo.
Vinafood 1 tiếp tục duy trì mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn; giữ nguyên các chi nhánh hiện có. Ngoài ra, tổng công ty thực hiện thoái toàn bộ 100% vốn góp tại 14 doanh nghiệp.
Về xây dựng phương án cơ cấu lại tài chính, vốn và tài sản, doanh nghiệp được yêu cầu tăng cường quản trị dòng tiền, vốn bằng tiền đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Vinafood 1 cần thường xuyên cập nhật tình hình cân đối dòng tiền, nguồn vốn trong trung hạn và dài hạn để đưa ra các dự báo, biện pháp ứng phó kịp thời.
Về phương án cơ cấu lại nhân sự, Vinafood 1 được yêu cầu tiếp tục rà soát, đánh giá và sắp xếp lại nhân sự trong bộ máy điều hành để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu và nâng cao hiệu quả công việc.
Đồng thời, doanh nghiệp cần chỉ đạo các đơn vị thành viên cơ cấu lại nhân sự theo hướng tinh gọn, phù hợp chiến lược phát triển và yêu cầu sản xuất kinh doanh. Kế hoạch tiền lương phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động.
Danh sách 14 doanh nghiệp Vinafood 1 cần thực hiện thoái vốn
Công ty cổ phần Phân phối Bán lẻ VNF1; Công ty cổ phần Lương thực Hà Sơn Bình; Công ty cổ phần Lương thực Hà Bắc; Công ty cổ phần Lương thực Nam Định; Công ty cổ phần Lương thực tỉnh Điện Biên; Công ty cổ phần Lương thực Tuyên Quang; Công ty cổ phần chế biến Muối và Nông sản miền Trung; Công ty cổ phần Muối và Thương mại miền Trung; Công ty cổ phần Kinh doanh Bao bì Lương thực; Công ty cổ phần Tập đoàn Muối miền Nam; Công ty cổ phần Chế biến kinh doanh Lương thực thực phẩm Hà Nội; Công ty cổ phần Lương thực Lào Cai; Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Nam Định; Công ty cổ phần Visalco
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.