'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Được thành lập theo Quyết định số 747/TTg ngày11/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Vùng có lợi thế lớn về vị trí địa lý, trình độ phát triển cao, hạ tầng thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cao. Tuy nhiên, qua 20 năm, quy hoạch phát triển Vùng vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
Tại "Hội nghị hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016", tổ chức chiều 27/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có bài phát biểu chỉ ra một loạt hạn chế đó.
Cụ thể, theo Bộ trưởng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hiện chưa có cơ chế điều phối liên kết rõ ràng giữa các địa phương. Dù hành lang pháp lý, cơ chế tổ chức đã đầy đủ và rõ ràng, tuy nhiên nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ… của từng địa phương thành viên vẫn chưa có cách tiếp cận mới.
Bên cạnh đó, với việc không có chính quyền hành chính cấp vùng, vai trò chỉ huy và tư lệnh vùng rất khó thực hiện nên tình trạng cát cứ, không liên kết, mạnh ai nấy làm là rất khó tránh khỏi.
"Bản thân cơ chế luân phiên chủ tịch hội đồng vùng nếu không thực hiện nghiêm túc thì cũng dễ dẫn tới nguy cơ địa phương nào làm chủ tịch thì địa phương đó giành được ưu tiên hơn và bỏ quan sự phát triển của toàn vùng", Bộ trưởng nói.
Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, dù đã nói đến rất nhiều nhưng cho đến nay, các địa phương vẫn chưa hình thành được ý thức và tư duy vùng. "Vùng mới dừng lại ở mong muốn, nên ý thức cục bộ địa phương, tư duy nhiệm kỳ, cát cứ vẫn tổn tại phổ biến, không hướng tới mục tiêu phát triển chung.
"Nói cách khác, Vùng mới dừng lại là một phép cộng, là sự ghép lại của các địa phương. Bản thân các địa phương chưa có sự hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để cùng phát huy hiệu quả, tiềm năng lợi thế, tận dụng cơ hội, chưa nói đến khả năng tạo ra sự lan tỏa cho các địa phương lân cận".
Ông Dũng cũng nhấn mạnh hiện đang rất thiếu quy hoạch phát triển vùng mang tầm chiến lược, việc thực hiện quy hoạch cũng chưa nghiêm túc.
Cụ thể, mỗi bộ ngành, mỗi địa phương hiện nay đều tự lập các quy hoạch riêng lẻ mà thiếu sự phối hợp. Do đó, không ít nội dung các quy hoạch riêng chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể của vùng. Mâu thuẫn lợi ích giữa các địa phương, giữa các ngành đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các chương trình, các dự án.
"Quy hoạch cũng chưa xác định thế mạnh của từng địa phương, tiểu vùng, chưa xác định cu thể các lĩnh vực cần liên kết phát triển trong nội vùng dẫn đến tình trạng phát triển tỉnh này ảnh hưởng tỉnh kia, ngành này ảnh hưởng ngành kia", ông Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để khắc phục các hạn chế trên cần có những giải pháp mang tính đồng bộ hơn cũng như hỗ trợ nhiều hơn từ Trung ương và phối hợp của các địa phương.
Ông Dũng cho rằng việc đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu cần được xác định và phân công rõ ràng giữa các địa phương; cụ thể hóa mục tiêu cần thực hiện một cách khoa học để tránh việc xé nhỏ mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn lực.
Song song với đó là tăng thêm thẩm quyền chỉ huy, vài trò tư lệnh của Chủ tịch hội đồng vùng. Trước hết là qua quá trình thực hiện những quy định hiện hành về tổ chức hoạt động điều phối vùng để tổng kết, đánh giá, hoàn chỉnh thể chế, cơ chế vùng, trao quyền cho các vùng kinh tế trọng điểm.
Ngoài ra, các địa phương cũng phải có cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc thực hiện các hoạt động liên kết.
"Không liên kết thì không thể tạo ra được sức cạnh tranh nhưng liên kết vùng không phải cứ địa phương khỏe là đi trước, rồi bù đắp, hỗ trợ cho các địa phương đi sau mà là hợp tác, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau cùng có lợi, cùng phát triển", ông Dũng lưu ý.
Ông Dũng cũng cho rằng cần xây dựng một quy hoạch mang tầm chiến lược; tạo cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm với những mô hình mới, chính sách vượt trội hơn so với các tỉnh khác; cùng với đó là mở rộng không gian phát triển vùng, tránh đổ dồn về Hà Nội.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: "Điều quan trọng nhất vẫn là phải có một tư duy vùng trong mọi chính sách hay trong từng dự án đầu tư. Đây là điểm quyết định để hạn chế các khiếm khuyết và thực hiện có hiệu quả các giải pháp đề ra".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.