Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Nhà thầu “quen mặt” tại Thanh Hoá
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Xây dựng Minh Tuấn), có địa chỉ tại số 45 phố Cao Sơn, phường An Hưng, TP. Thanh Hóa. Công ty được thành lập vào ngày 17/12/2008, do ông Nguyễn Thanh Quân làm người đại diện theo pháp luật. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà để ở.
Được biết, Xây dựng Minh Tuấn là nhà thầu “quen mặt” trong các dự án thi công xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua.
Từ năm 2016 tới nay, Xây dựng Minh Tuấn được công bố trúng 62 gói thầu (bao gồm cả tư cách nhà thầu độc lập và thành viên liên danh) với tổng giá trúng thầu hơn 6.765 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập hơn 1.641 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu với vai trò liên danh hơn 5.123 tỷ đồng.
Một số gói thầu “khủng” mà Xây dựng Minh Tuấn trúng thầu trong 2 năm trở lại đây phải kể đến như: Gói thầu số 6- Thi công xây dựng công trình, thuộc dự án đường từ núi Văn Trinh (ĐT.504) đến đường Thọ Xuân – Nghi Sơn, với giá trúng thầu 335,430 tỷ đồng (liên danh nhà thầu trúng thầu có sự góp mặt của Xây dựng Minh Tuấn); Gói thầu số 11- Thi công xây dựng mua sắm thiết bị và bảo hiểm xây dựng công trình, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu di tích thắng cảnh Mật Sơn, thành phố Thanh Hoá (giá trúng thầu hơn 140,474 tỷ đồng),…
Tiếp đến là Gói thầu số 05: Thi công xây dựng công trình, đường giao thông từ xã Đông Ninh đi xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (giá trúng thầu hơn 59,097 tỷ đồng); Gói thầu số 08- Thi công xây dựng công trình thuộc dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh 505, huyện Nông Cống (giá trúng thầu hơn 219,244 tỷ đồng); Gói thầu số 07- Thi công xây dựng công trình thuộc dự án Đường giao thông từ xã Hà Tân đi xã Yên Dương, huyện Hà Trung (giá trị trúng thầu hơn 114,3 tỷ đồng).
Hay Gói thầu số 02- Thi công xây dựng công trình + bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thuộc dự án đường Vạn Thiện đi Bến En (vào tháng 6/2022), nhà thầu Minh Tuấn cùng Xây dựng Miền Trung và 2 nhà thầu khác liên danh thực hiện với giá trúng thầu 719,429 tỷ đồng.
Bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn. Theo đó, công ty này đã khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 1ha đến dưới 1,5ha (vượt 14.108 m2).
Theo quyết định xử phạt, Xây dựng Minh Tuấn bị phạt số tiền 350 triệu đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản 11,25 tháng, kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành. Đáng chú ý, công ty này có 1 tình tiết tăng nặng đó là đơn vị tái phạm vượt mốc giới.
Biện pháp khắc phục hậu quả buộc công ty cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn.
Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của ngành thanh tra tỉnh Thanh Hóa.
Danh sách thanh tra có sự xuất hiện của Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Xây dựng Minh Tuấn). Doanh nghiệp này nằm trong danh sách thanh tra về việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước.
Doanh thu trăm tỷ, lãi mỏng dính
Theo dữ liệu của VietnamFinance, giai đoạn 2020-2022, Xây dựng Minh Tuấn ghi nhận doanh thu liên tục tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2020 đạt doanh thu hơn 469 tỷ đồng; năm 2021 hơn 536,2 tỷ đồng và năm 2022 tăng lên mức hơn 638,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dù thu “khủng” nhưng Xây dựng Minh Tuấn báo lãi vô cùng “èo uột”. Đơn cử năm 2020, doanh nghiệp này báo lãi ròng hơn 1 tỷ đồng; năm 2021 hơn 1,07 tỷ đồng và sang năm 2022 báo lãi sau thuế hơn 1,28 tỷ đồng.
Về tài sản, Xây dựng Minh Tuấn có tổng tài sản luỹ tiến giai đoạn từ 2020-2022, tăng từ mức 859,8 tỷ đồng, lên 1.019,9 tỷ đồng và đạt mức 1.182 tỷ đồng. Trong đó, chiếm phần lớn là tài sản ngắn hạn, cụ thể năm 2020 hơn 749,4 tỷ đồng (chiếm 87% tổng tài sản), năm 2021 hơn 903,1 tỷ đồng (chiếm 88,5%) và năm 2022 hơn 1.059 tỷ đồng (chiếm 89,6%).
Giai đoạn 2020-2022, nợ phải trả của Xây dựng Minh Tuấn cũng tăng mạnh theo từng năm. Cụ thể, năm 2020 hơn 261 tỷ đồng; năm 2021 hơn 422,3 tỷ đồng và năm 2022 hơn 588,4 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 năm nợ phải trả của công ty tăng 2,25 lần.
Một điểm đáng chú ý khác đó là Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Xây dựng Minh Tuấn liên tục gia tăng theo từng năm. Cụ thể, năm 2020 hơn 88,2 tỷ đồng; năm 2021 lên mức hơn 141,1 tỷ đồng và đến năm 2022 hơn 190,8 tỷ đồng (sau 3 năm tăng 2,16 lần).
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Xây dựng Minh Tuấn duy trì quanh mức xấp xỉ gần 600 tỷ đồng.
Xem thêm: Bà Rịa - Vũng Tàu ‘bật đèn xanh’ cho Minh Tuấn Sông Ray làm khu du lịch 3.800 tỷ
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.